5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Giải pháp về thị trường
Thị trường là yếu tố rất khó đo lường, luôn biến đổi. Do vậy công ty cần phải nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về đặc điểm thị trường:
Thị trường Huế là thị trường truyền thống của công ty, ở thị trường này sản phẩm bia Huế đã có uy tín từ lâu và đã có chỗ đứng tương đối vững trong lòng người tiêu dùng. Đặc biệt ở thị trường này, sản phẩm bia Huế đang rất được ưa chuộng và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía khách hàng do sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường này ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ như Bia Sài Gòn, các hãng bia cao cấp như Tiger, …với các chương trình quảng cáo, khuyến mại rầm rộ nhằm mục đích giành thị phần của Công ty Bia Huế . Vì vậy công ty cần phải có chiến lược ngăn chặn cũng như chiến lược dài hạn hợp lý để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường này.
Thị trường Quảng Trị: Tại thị trường này, bia Huda vẫn đang giữ vị trí chủ đạo trên thị trường , mặc dù chưa có chính sách khuyến mại đặc biệt nào dành cho thị trường này nhưng sản lượng tiêu thụ trên thị trường này qua các năm là rất khả quan.
Tuy nhiên với sức ép cạnh tranh ngày mỗi một gay gắt của những nhãn hiệu khác như bia Sài Gòn,…một số địa phương trong tỉnh đã có dấu hiệu giảm sút sản lượng tiêu thụ. Vì vậy công ty cần có chính sách hỗ trợ bán hàng kịp thời cho thị trường này hơn nữa, nhằm phát huy hơn nữa lợi thế của thị trường này.
Thị trường Quảng Bình: Vốn dĩ đây trước kia là thị trường truyền thống của Công ty Bia Huế nhưng do những trở ngại đáng tiếc mà thị trường này hiện không còn là thị trường truyền thống của công ty, tuy nhiên đây vẫn là một trong những thị trường chính của công ty. Vì vậy công ty cần quan tâm, theo dõi những biến động của thị trường này để có những điều chỉnh kịp thời.
Thị trường Hà Tĩnh: Đây là một trong những thị trường chính của công ty. Nhưng trong những năm qua thị trường này gặp không ít khó khăn do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhãn hiệu bia Halida, sản lượng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường này có phần chửng lại.
Thị trường Quảng Nam – Đà Nẵng: Vốn được xem là thị trường chiến lược của công ty cho nên năm 2006 công ty đã đầu tư khá lớn vào thị trường này với mong muốn chiếm được thị phần lớn tại thị trường này, đánh bật các đối thủ cạnh tranh khác. Muốn vậy công ty cần phải xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp cao, am hiểu về sản phẩm của công ty đồng thời cần gia tăng hoạt động khuyến mãi cho thị trường này.
Thị trường TPHCM: Đây là thị trường lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước nên nhu cầu về sản phẩm bia ở thị trường này là khá cao. Nếu khai thác được thị trường này sẽ là một thành công lớn cho bia Huế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây là thị trường ngự trị của bia Sài Gòn - một trong những đối thủ nặng kí đối với bia Huế nên việc đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, muốn mở rộng thị trường này thì hơn bao giờ hết Công ty Bia Huế cần phải có những chiến lược khuyếch trương khuyến mãi, các kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài thật chu đáo và hợp lý.
Đó là những thị trường mà Công ty Bia Huế cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, uớc muốn của người tiêu dùng, vì mỗi một thị trưòng đều có những thuận lợi, khó khăn riêng. Do vậy, công ty cần có những chiến lược hợp lý đối với mỗi thị trường. Với chiến
lược phát triển trong tương lai Công ty Bia Huế còn muốn mở rộng ra các thị truờng phía Bắc. Do vậy cũng cần có sự tìm hiểu về thị trưòng như thị trường Hà Nội: đây là thị trường rộng lớn, mức độ tiêu thụ là rất nhiều. Tuy nhiên để giành được thị phần tại thị trường này phải chiến đấu với rất nhiều đối thủ lớn trong đó bia Hà Nội là đối thủ nặng kí nhất.