5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hiệu quả kinh tế và tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bia tạ
KCN Phú Bài
2.3.1. Hiệu quả kinh tế
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
TT 1 2 3 4 5 Các chỉ tiêu Lợi nhuận Doanh thu Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
ĐVT Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % Năm 2010 189.985 781.662 252.342 24,31 75,29 Năm 2011 202.831 1.085.107 295.125 18,69 68,73 Năm 2012 200.375 1.278.548 268.358 15,67 74,67 - Lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp phát triển hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh cũng như hiệu quả mà một dự án đầu tư mang lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuân; nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kì quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Qua bảng trên ta có thể thấy lợi nhuận của nhà máy giai đoạn 2010 – 2012 đều có giá trị dương. Năm 2010 lợi nhuận của nhà máy là 189,985 triệu đồng. Đến năm 2011, kết quả đầu tư xây dựng nhà máy giai đoạn 2 được vận hành, nhà máy hoạt động với công suất lớn hơn nên lợi nhuận mà nhà máy đạt được là 202,831 triệu đồng, tăng
6.76% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận của nhà máy giảm xuống còn 200,375 triệu đồng do tình hình kinh tế tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, thị trường hàng hóa bị thu hẹp đã ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận chung của toàn nhà máy. Tuy nhiên sự giảm sút này chỉ là một lượng nhỏ, không đáng kể.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Dựa vào tỷ số này ta có thể biết được doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của nhà máy qua 3 năm luôn có giá trị dương, điều này chứng tỏ nhà máy hoạt động có lãi. Tuy nhiên tỷ số này giảm dần từ 24,31% năm 2010 xuống còn 18,69% năm 2011; và đến năm 2012 là 15,67%. Đây là sự biến động tất yếu bởi giai đoạn này nhà máy gấp rút đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất...để đến cuối năm 2014 sẽ di dời toàn bộ công ty về nơi đây.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư mang lại cho doanh nghiệp cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của một công ty, người ta thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Và trong đó tỷ số lợi nhuận/chi phí cũng là một chỉ tiêu được các nhà kinh tế quan tâm và đánh giá. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở tổng chi phí phát sinh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh càng lớn
Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của nhà máy qua 3 năm biến động không đáng kể. Năm 2010 tỷ số này là 75,29%; năm 2011 là 68,73% và đến năm 2012 là 74,67%. Đây là những con số khá cao, phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở tổng chi phí phát sinh, chứng tỏ nhà máy hoạt động có hiệu quả.
- Các chỉ tiêu khác:
Dự án đầu tư mở rộng hoàn thiện nhà máy bia Phú Bài sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước các khoản sau (tính cho 10 năm hoạt động):
+ Thuế giá trị gia tăng trong thời gian vận hành: 607 tỷ đồng; + Thuế tiêu thụ đặc biệt: 1 885 tỷ đồng;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 385 tỷ đồng;
+ Dự án hoàn thành sẽ góp phần thu hút thêm khoảng 80-100 lao động;
Với các con số nêu trên dự án hoàn thành khi đưa vào sử dụng sẽ đóng góp một con số không nhỏ cho ngân sách của tỉnh. Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh các dịch vụ kèm theo trong khu vực, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc mở rộng và phát triển nhà máy trong khu công nghiệp Phú Bài sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các dự án khác của tỉnh, đồng thời tạo đà phát triển cho các khu công nghiệp khác.