Quyền tham gia và sự tham gia của trẻ em

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 25 - 30)

Công ước Liên Hiệp Quốc thúc đẩy mạnh mẽ quyền trẻ em tham gia vào việc lấy quyết định, dù rằng mức độ bày tỏ quan điểm của trẻ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ. Điều khoản 12 nói rằng :

Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.

Công ước Liên Hiệp Quốc đưa ra một loạt quyền riêng tư khác, các quyền củng cố vị thế của đứa trẻ như một chủ thể độc lập hơn là khách thể thụ động, và là một thành tố cần thiết của quyền trẻ em. Các quyền này gồm quyền có bản sắc (tên và quốc tịch lúc sinh ra ; Điều khoản 7 và 8), quyền tự do bày tỏ ý kiến và thông tin (Điều khoản 13), quyền tự do tư tưởng và hội họp (Điều khoản 14 và 15), quyền riêng tư (Điều khoản 16) và quyền về văn hóa (Điều khoản 30). Đạo luật trẻ em 1989 được xem như một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Một cách tổng thể, Đạo luật ủng hộ phong cách lấy quyết định hòa nhập, đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia của cha mẹ như những người đồng hành trong việc lấy quyết định. Song song với điều này, có sự nhấn mạnh đến sự tham gia của trẻ em trong những quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em. Bainham biện luận rằng Đạo luật “hỗ trợ một cách tổng quát khái niệm lấy quyết định có tham gia giao cho người trẻ một mức độ tự quyết định. Nguyên tắc chung này có chú ý đến quan điểm của trẻ em đánh dấu sự điều chỉnh quan trọng trong sự cân bằng quyền lực giữa trẻ em và xã hội người

lớn” .

Ngay cả sự mở rộng quyền tham gia trong việc lấy quyết định cũng không nhất quán trong suốt đạo luật. Quyền của trẻ em không những chỉ tùy thuộc vào những yếu tố chủ yếu như tuổi tác và sự trưởng thành mà còn tùy vào vấn đề có nguy cơ.

Những quy định của Đạo luật liên quan tới quyền tham gia tạo cho trẻ em có những vai trò và vị thế khác nhau.

Người không tham gia. Trong một số trường hợp, theo Đạo luật trẻ em không có quyền tham gia lấy quyết định. Những thí dụ rõ ràng nhất là những trẻ em mà cha mẹ ly hôn hay ly thân thỏa thuận về sự xếp đặt đối với con cái của họ. Trong các vụ kiện riêng tư không phán quyết, cha mẹ và tòa án không có bổn phận tham khảo ý kiến trẻ em về sở thích của trẻ đối với việc cư trú và gặp gỡ.

Người nhận thông tin. Chính quyền địa phương có bổn phận công bố thông tin về các dịch vụ hỗ trợ gia đình. Cụ thể hơn, có sự mong đợi rằng làm việc với trẻ em không chỉ tìm hiểu quan điểm của trẻ mà còn giải thích cho trẻ bất kỳ quyết định nào được đưa ra.

Người được tham khảo. Đạo luật yêu cầu ý kiến của trẻ em cần phải được nhận biết trong hàng loạt quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em.

Trong khi Đạo luật đòi hỏi phải lắng nghe tiếng nói của trẻ em nhưng tiếng nói của trẻ thì lại chẳng được lắng nghe chút nào, mà cũng chẳng có ảnh hưởng nào. Quyền mà Đạo luật đưa ra nói chung chỉ là sự tư vấn ; bổn phận “quan tâm” đến quan điểm của trẻ mà quan điểm thì khác với sự quyết định. Quyền tư vấn là quyền đi sau quyền tối quan trọng an sinh (dù vậy không có sự loại trừ nhau). Tầm quan trọng được đặt vào quan điểm của trẻ em là phải tùy thuộc vào “tuổi tác và sự hiểu biết”, với mong đợi rằng sự quan trọng sẽ được đặt vào quan điểm của đứa trẻ trưởng thành hơn (nhưng không chỉ đơn giản là trưởng thành theo thời gian).

Người đồng ý. Có nhiều lĩnh vực của đạo luật trong đó trẻ em được trao quyền xác định kết quả thực sự một quyết định. Điều này phải có sự đồng ý và tùy theo sự thẩm định khả năng lấy quyết định của đứa trẻ. Trẻ em được Đạo luật làm tăng năng lực để khước từ cuộc khám nghiệm tâm thần hay y khoa, thẩm định hay

chữa trị nếu được xem như có đủ năng lực. Trẻ em được chăm sóc cũng có thể khước từ sự lựa chọn của chính quyền địa phương về người vãng gia độc lập đối với trẻ em (hay khước từ cuộc hẹn đang diễn ra), tuy nhiên chỉ trong điều kiện trẻ cho là đủ năng lực để đưa ra quyết định có hiểu biết.

Người khởi xướng. Đạo luật trẻ em cho trẻ em quyền được phép có hành động độc lập hợp pháp. Lúc này trẻ em có thể xin phép tòa án để ứng dụng cho các lệnh theo mục 8 (đó là tiếp xúc, cư trú, các vấn đề cụ thể và các bước bị ngăn cấm) hoặc được tham gia như những thành viên đối với các vụ kiện, cũng như thi hành lệnh chăm sóc. Tòa án thỏa mãn chỉ khi nào đứa trẻ có đủ hiểu biết để thi hành chứ không phải vì nguyên tắc an sinh được đáp ứng khi được phép (White và các đồng tác giả 1995 : 1136). Tuy vậy, vấn đề thực sự là nguyên tắc an sinh vẫn là quan trọng.

Người có ý kiến. Trẻ em được chăm sóc, hoặc trẻ em bất hạnh, theo đạo luật, được quyền nói lên hay có ý kiến về các dịch vụ của chính quyền địa phương. Các tổ chức tự nguyện và các nhà nuôi trẻ đã đăng ký cũng được yêu cầu để hình thành phong cách đóng góp ý kiến.

Vậy Đạo luật trẻ em ban đặc quyền tham gia cho trẻ em đến mức nào ? Điều rõ ràng là mức độ quyền tham gia tùy thuộc vào hai yếu tố chính :

Tuổi tác và sự hiểu biết của trẻ. Vấn đề có tình nguy cơ.

Đối với trẻ em lớn hơn có năng lực, đạo luật mở rộng quyền tư vấn thành quyền có sáng kiến và quyền bày tỏ sự đồng ý.

Trong nhiều trường hợp trẻ em không được xem là có khả năng vẫn được hỏi ý kiến và thông báo nhưng sẽ ít đặt nặng vào những mơ ước và tình cảm được trẻ bày tỏ. Trẻ em không có năng lực Gillick không thể có sáng kiến của riêng chúng và không thể có sự đồng ý.

Ngoài sự trưởng thành, yếu tố quan trọng trong việc xác định quyền tham gia là vấn đề nguy cơ. Những nhóm trẻ em nào đó có nhiều quyền hơn các nhóm khác. Đối với trẻ em mà phẩm chất của cha mẹ bị nghi ngờ và trẻ em lại được chăm sóc ở đó thì việc lắng nghe trẻ được đặt nặng hơn trong những gia đình ly hôn, ly thân như nhân viên xã hội đã thấy giả định rằng việc lắng nghe trẻ thuộc về

trách nhiệm của cha mẹ thì tiếng nói của trẻ chỉ được lắng nghe trong một số rất ít các trường hợp cha mẹ bất đồng.Lyon và Parton biện luận rằng Đạo luật nói lên một bước tiến tới việc nhận thức rõ trẻ em là chủ thể độc lập hơn là đối tượng của an sinh : “Trẻ em được quyền nói trong những vấn đề có liên quan đến trẻ nhưng đó không phải là tiếng nói cuối cùng. Những quy định cho trẻ em sự độc lập nhưng lại ngưng đột ngột toàn bộ hậu quả của hành động đó.

2.2.Hệ thống chính sách liên quan đến trẻ em

Với quan điểm xem trẻ em là “nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết thừa nhận tính pháp lý về các quyền trẻ em. Các quyền này được ghi nhận và cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Nhà nước ta đều quan tâm đến quyền của trẻ em và quy định cụ thể cho tất cả các chủ thể có liên quan phải đảm bảo quyền cho các em.

Ngoài công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Hình sự đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em, Bộ luật Dân sự đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em, Bộ luật Lao động đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em, Các Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và vấn đề học tập của trẻ em còn có hệ thống chính sách liên quan đến trẻ em:

- Chính sách giáo dục

Hiện nay, học sinh học tiểu học không phải đóng học phí. Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh là con em các gia đình diện chính sách, con em các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ em con em đồng bào dân tộc được học các trường dân tộc nội trú với chương trình giáo dục phù hợp, được Nhà nước lo chu cấp ăn ở, học hành. Trẻ khuyết tật được tham gia các chương trình giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt. Trẻ trong các trường giáo dục, cơ sở giáo dục được học văn hóa, học nghề. Trẻ lang thang kiếm sống được học trong các lớp học tình thương, các chương trình giáo dục hòa nhập.

Ngoài nguồn lực của Nhà nước, còn có sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các cá nhân, dòng họ,…cho lĩnh vực học tập, giúp trẻ em có các cơ hội tiếp cận với giáo dục rộng rãi, bảo đảm quyền học tập của các em.

Về lĩnh vực vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch:

Nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi; UBND các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành riêng cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho trẻ em vào các mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

Nghiêm cấm các hành vi dụ dỗ, lợi dụng, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của các em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hóa thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện bồi dưỡng phát triển năng khiếu của các em.

Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp nhu cầu và lứa tuổi. - Chính sách y tế

Nhà nước có chính sách miễn, giảm phí khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong cân đối kế hoạch ngân sách của Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), Chính phủ dành riêng một khoản ngân sách để đảm bảo cho việc khám chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em

dưới 6 tuổi ở các cơ sở y tế công lập TW và địa phương. Nhiều tỉnh đã dành riêng khoản kinh phí nay trong kế hoạch ngân sách hàng năm để tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Luật BVCSGDTE quy định việc đảm bảo kinh phí cho các cơ sở y tế tham gia khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 25 - 30)