Mục đích và yêu cầu đối với các dịch vụ xã hội +Mục đích

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 46 - 50)

+Mục đích

Tạo mọi sự cố gắng để đáp ứng các nhu cầu cần thiết đã đề ra với trẻ Che chở, ngăn chặn trẻ khỏi sa vào những hoàn cảnh tệ hại

Nhằm giảm bớt các hậu quả xấu có thể xảy ra thêm với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguy cơ làm trái pháp luật

+ Yêu cầu

Dịch vụ phải đa dạng, phong phú, đúng mục tiêu, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở cơ sở, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được nguồn lực và thời gian

Người cung ứng dịch vụ phải có năng lực hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng cung ứng dịch vụ và thái độ phục vụ đúng mực với trẻ

*Các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Mô hình nuôi dưỡng tập trung:

Ngay từ sau giải phóng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặc biệt quan tâm từng bước hình thành và phát triển hệ thống các cơ sờ nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang.

Đến năm 2004 trên cả nước đã có 317 trung tâm do Bộ Lao động – thương binh và xã hội quản lý, bao gồm:

Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi Trung tâm Bảo trợ trẻ em khuyết tật

Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp bao gồm cả người già, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và trẻ lang thang

Những Trung tâm này thường có quy mô không lớn (từ 50 – 100 cháu). Trẻ có cuộc sống ổn định, được đi học, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động tập thể bổ ích, được học nghề,…

Tại các Trung tâm tổng hợp có cả người già và trẻ em nên tạo nên không khí gia đình, phần nào bù đắp những thiếu hụt về tình cảm và phần nào tạo nên cân bằng cho sự phát triển tâm lý, tình cảm của trẻ.

Tuy nhiên, các Trung tâm bảo trợ thường được xây dựng kiên cố, có rào giậu, tạo nên sự cách biệt, chưa tạo ra môi trường gần gũi với cuộc sống bên ngoài. Chính vì thế những trẻ sống trong trung tâm thường thiếu năng động, tự tin và rụt rè.

Mặt khác, do những hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nên phần lớn những cán bộ làm việc trong các Trung tâm chưa qua đào tạo cơ bản về công tác xã hội, thường vay mượn của các ngành khác như y tế, sư phạm,…thậm chí có cán bộ chỉ mới tốt nghiệp PTTH. Đồng thời, điều kiện vật chất trong các trung tâm nghèo nàn, chế độ ăn uống không phong phú,…

+ Làng trẻ em SOS:

Làng trẻ em SOS Việt Nam do quốc tế tài trợ được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc: Trẻ em mồ côi được sống trong môi trường như gia đình (có mẹ, dì, anh chị em); các gia đinh được tập hợp thành một làng nhỏ gồm từ 14 – 20 gia đình; các bà mẹ được huấn luyện và tuyển chọn là những người nhiệt tình, có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ và có nguyện vọng gắn bó suốt đời với trẻ; các gia đình được nhận trợ cấp và tự lo chi tiêu sinh hoạt.

Mô hình gia đình của Làng trẻ em SOS đã hạn chế được những điểm yếu của Trung tâm bảo trợ và tạo ra môi trường yêu thương, gắn bó.

Tuy nhiên, hình thức chăm sóc ở làng SOS rất hạn chế về số lượng, hiện nay trên cả nước có 10 làng với hơn 1000 trẻ.

Mô hình mái ấm, nhà mở, nhà tình thương…là hình thức chăm sóc trẻ em có HCĐB do nhiều cơ quan, đoàn thể, các hội, nhà hảo tâm lập ra trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.

Mô hình này có quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động ngay trên địa bàn dân cư. Trẻ em có HCĐB có thể đến bất kỳ lúc nào để tìm một chỗ ngủ, một bữa ăn, lời khuyên,… chính vì thế các cơ sở này đã giúp các em giải quyết kịp thời những tình trạng bất ổn cả về tình cảm và vật chất. Ngoài ra trẻ còn được giáo dục văn hóa, pháp luật, vui chơi giải trí, học nghề, chăm sóc y tế, trang bị các kiến thức bảo vệ bản thân… nhờ đó trẻ có được suy nghĩ đúng đắn cho tương lai của mình, giảm các nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng, có nhiều em sau khi vào nhà mở, được khuyên nhủ đã từ bỏ cuộc sống lang thang và hồi gia.

Tuy nhiên, do đây là hình thức hoạt động nhân đạo, cán bộ phần lớn là tình nguyện viên, kinh phí hạn hẹp, không ổn định. Các mái ấm, nhà mở,…chỉ là giải pháp hỗ trợ cấp bách chứ không lâu dài.

+ Mô hình chăm sóc tại cộng đồng;

Bên cạnh các hình thức chăm sóc trẻ tập trung, mái ấm, nhà mở thì phần đông trẻ có HCĐB đang sống tại cộng đồng cùng người thân, gia đình hoặc gia đình thay thế. Nhóm đối tượng này đã và đang các ban ngành, tổ chức và cá nhân giúp đỡ thông qua các hình thức:

Hỗ trợ nuôi dưỡng: trẻ có HCĐB sống tại cộng đồng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của nhà nước, ngoài ra con có nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân hảo tâm;

Hỗ trợ dạy nghề: trẻ được học nghề miễn phí thông qua các chương trình quốc gia hoặc quốc tế ngay tại cộng đồng;

Hỗ trợ giáo dục văn hóa: các đoàn thể tại địa phương đứng ra tổ chức các lớp học tình thương cho trẻ thất học, mồ côi, trẻ gia đình nghèo…

Hỗ trợ gia đình: Hỗ trợ gia đình của trẻ giải quyết các vấn đề (khó khăn về kinh tế, việc làm…) nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, chăm sóc trẻ

1.3.2. Trình tự thực hiện trách nhiệm của xã hội:

- Tổ chức tốt các lực lượng Đoàn, Đội, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ giáo dục, Hội Cựu chiến binh, Hội đồng giáo dục, Mặt trận tổ quốc… tham gia vào

công tác giáo dục ở địa phương, tạo màng lưới giáo dục rộng khắp từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội để chăm sóc mọi mặt hoạt động của trẻ em nói chung - Xây dựng chương trình, nội dung thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đông đảo thanh, thiếu niên hưởng ứng tham gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngăn chặn triệt để những văn hóa phẩm đồi trụy, video đen, các trò chơi bạo lực… còn lưu hành khá phổ biến trong xã hội, cần có những biện pháp hành chính và an ninh nghiêm ngặt với các hoạt động này

- Tuyên truyền giáo dục, ngăn chặn các tệ nạn xã hội: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, băng nhóm, trộm cắp, trấn lột ở địa phương để làm giảm bớt các nguy cơ trẻ bị lôi cuốn vào con đường hư hỏng, làm trái pháp luật

- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình trường, loại hình đào tạo để tạo điều kiện cho trẻ được đến trường học. Tổ chức tốt quá trình giáo dục nhà trường làm giảm bớt trẻ em lưu ban, bỏ học, là nguy cơ dẫn đến việc gia tăng trẻ em đường phố, lang thang bụi đời, phạm pháp…

- Huy động các nguồn lực, nhân tài, vật lực từ các tổ chức xã hội để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giáo dục trẻ em

2.Tiến hành các phương thức can thiệp cộng đồng giúp đỡ toàn diện với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – trẻ em làm trái pháp luật

Mục tiêu:

Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:

- Kiến thức:

Trình bày được khái niệm, mục đích, nguyên tắc phương thức can thiệp cộng đồng và trách nhiệm của cán bộ xã hội ở cộng đồng

- Kỹ năng:

+ Truyền thông, vận động được sự quan tâm thực hiện quyền trẻ em + Lập được kế hoach, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em - Thái độ:

Thực hiện không phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền trẻ em, dành những gì tốt đẹp nhất mà mình có cho trẻ em, tôn trọng và khích lệ các hoạt động thực hiện phương thức can thiệp cộng đồng giúp đỡ toàn diện với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – trẻ em làm trái pháp luật

2.1. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc phương thức can thiệp cộng đồng và trách nhiệm của cán bộ xã hội ở cộng đồng trách nhiệm của cán bộ xã hội ở cộng đồng

- Khái niệm:Phương thức can thiệp cộng đồng là một tiến trình bao gồm nhiều nỗ lực phối hợp giữa chính phủ và các tổ chức đoàn thể cùng với quần chúng trong cộng đồng để giúp tạo điều kiện giải quyết các vấn đề và nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật

Phương thức này nhằm vận dụng tối đa các cơ sở hiện có và nguồn lực chính thức, không chính thức trong cộng đồng để mang lại những thay đổi và nâng cao điều kiện sống cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ có nguy cơ làm trái pháp luật tại các cộng đồng dân cư, làm giảm bớt tình trạng khó khăn cho trẻ. Đồng thời góp phần tích cực vào việc phòng ngừa và giảm bớt số trẻ em làm trái pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 46 - 50)