Tác động đến chính bản thân trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 70 - 72)

- Tác động đến môi trường sinh thái của trẻ trong đó bao gồm mối quan hệ giữa trẻ với người khác, môi trường quanh trẻ và mối tương tác giữa trẻ và môi trường. - Phối hợp sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau

7. Lượng giá:

7.1. Khái niệm lượng giá và những điều kiện để lượng giá hiệu quả

*Khái niệm lượng giá : Lượng giá là quá trình đánh giá xem cách thức can thiệp có phù hợp và hiệu quả không, đánh giá xem kết quả can thiệp đáp ứng như thế nào đối với nhu cầu của trẻ thể hiện qua các mục tiêu can thiệp đã đặt ra.

*Những điều kiện để lượng giá hiệu quả

Để việc lượng giá được khách quan và hiệu quả, cán bộ xã hội cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau;

+ Từ chính bản thân người cán bộ xã hội: Lượng giá dựa trên những thông tin được lưu trữ một cách có hệ thống về trường hợp của trẻ và tiến trình làm việc với trẻ + Từ chính bản thân trẻ: Lượng giá dựa trên việc phỏng vấn trẻ về những khía cạnh mà trẻ thấy có ích hoặc vô ích đối với bản thân mình từ những can thiệp của cán bộ xã hội.

+ Từ đồng nghiệp: Lượng giá dựa trên những ý kiến nhận xét của đồng nghiệp

+ Từ những người gần gũi với trẻ: Lượng giá dựa trên những ý kiến nhận xét của những người gần gũi và có mối quan hệ tốt với trẻ. Họ có thể cho biết những tiến bộ ở trẻ, những khía cạnh nào có thay đổi tích cực, những lợi ích của tiến trình can thiệp,…

+ Từ những nhà quản lý, cán bộ cấp trên: Họ có thể cho cán bộ xã hội xã hội biết họ thấy tiến trình can thiệp tiến triển như thế nào, những khía cạnh nào của việc tư duy, lập luận và can thiệp của người cán bộ xã hội là đúng đắn và tích cực,…

-Rà soát mục tiêu can thiệp: Các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạc trên cơ sở thông tin đầy đủ.

- Đánh giá can thiệp - Học tập kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Hảo (2009), Phương pháp kỷ luật tích cực, Viện tâm lý học và tổ chức plan tại VN

2. Nguyễn Ngọc Lâm (2005), CTXH với trẻ em và gia đình, ĐH Mở bán công TP.HCM

3. Liên hợp quốc (1924), Công ước quốc tế về quyền trẻ em

4. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 5. Đặng Thị Thủy (2009), CTXH với trẻ em, ĐH Đà Lạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 70 - 72)