Mục đích: Có bốn điểm chính yếu mà sự can thiệp cần hướng đến: + Những đặc điểm của chính bản thân trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 68 - 70)

+ Những đặc điểm của chính bản thân trẻ

+ Những đặc điểm của mối quan hệ giữa trẻ và người khác + Những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ

+ Những đặc điểm của mối quan hệ giữa trẻ và môi trường xung quanh

*Những phương pháp can thiệp người cán bộ xã hội có thể dùng:

+ Phương pháp công tác xã hội với cá nhân và gia đình tức là làm việc trực tiếp vớtrẻ và gia đình trẻ để giúp trẻ thay đổi

+ Phương pháp công tác xã hội nhóm tức là làm việc với nhóm các trẻ có vấn đề tương tự nhau, dựa trên sự giúp đỡ, tác động lẫn nhau giữa các trẻ nhằm thúc đẩy trẻ thay đổi

+ Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng tức là làm việc với cộng đồng như phường, xã, thôn xóm, khu phố hoặc các tổ chức nhằm tạo ra nguồn lực hoặc cải thiện môi trường của trẻ tạo cho trẻ sự thuận lợi để thay đổi

+ Phương pháp tác động đến chính sách xã hội tức là làm việc với các cơ quan chính sách nhằm khuyến nghị cải tiến hoặc xây dựng các chính sách xã hội hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến những vấn đề của trẻ nhằm tạo ra môi trường hỗ trợ giúp trẻ thay đổi.

Trong quá trình can thiệp, người cán bộ xã hội có thể đóng nhiều vai trò khác nhau:

+Nhà giáo dục: Cán bộ xã hội là người cung cấp những thông tin và hiểu biết nhằm giúp trẻ thay đổi

+ Người trung gian: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội nhằm hỗ trợ trẻ, giúp trẻ thay đổi. Nguồn lực có thể là nguồn lực tài chính, vật chất, tinh thần, con người, kiến thức.

+ Người biện hộ: Cán bộ xã hội là người vận động, thuyết phục các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nhiều nguồn lực khác nhau nhằm hỗ trợ trẻ, giúp trẻ thay đổi + Người hỗ trợ: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ an tâm, làm trẻ cảm thấy an toàn và trực tiếp giúp đỡ trẻ

+ Nhà tham vấn: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ hiểu và thấu suốt về bản thân, nhận thức được giá trị của chính mình cũng như xây dựng hình ảnh bản thân tích cực.

- Kỹ năng truyền thông giao tiếp:

Truyền thông ở đây có thể là trực tiếp với trẻ hoặc trong nhóm, có thể là truyền thông có lời hoặc không lời. Đây là một kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ cho các kỹ năng khác như tiếp cận, tham vấn, thu thập thông tin,…

Kỹ năng kể chuyện Kỹ năng vấn đàm Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng phản ánh Kỹ năng tóm tắt Kỹ năng thấu cảm

Kỹ năng đương đầu

Ngoài ra phối hợp với kỹ năng thma vấn, lắng nghe và các nguyên tắc làm việc với trẻ em liên quan+

6.2. Trình tự can thiệp:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội) (Trang 68 - 70)