KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 112 - 115)

I. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ BHXH

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BHXH, BHYT, BHTN

PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BHXH, BHYT, BHTN

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực

BHXH, BHYT, BHTN. Hệ thống pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN có hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất mới tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm pháp luật, theo đó cần hoàn thiện các quy định sau đây :

Hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thẩm quyền xử lý. Pháp luật về xử phạt VPHC cần xác định thứ tự ưu tiên các nguyên tắc, theo

đó, người thụ lý vụ việc đầu tiên có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt là nguyên tắc ưu tiên trước để bảo đảm mọi hành vi VPHC đều được phát hiện kịp thời và xử phạt nghiêm minh, tránh tình trạng, trong khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và chủ thể vi phạm vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Nâng mức xử phạt VPHC đối với một số hành vi thường xuyên diễn ra hiện nay như: trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN của chủ sử dụng lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động để việc xử phạt VPHC đủ sức răn đe đối với người vi phạm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

- Việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục hướng tới mọi người dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là đối với chủ sử dụng lao động và người lao động để họ nắm được trách nhiệm và quyền lợi của chính mình khi thực hiện các quy định về BHXH, BHYT, BHTN, góp phần giảm thiểu được các vi phạm do không hiểu biết về quy định của pháp luật. Khi biết được các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, họ thường có thái độ cẩn trọng hơn khi thực hiện để tránh rơi vào trường hợp vi phạm quy định.

Khi đã có hành vi VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, họ sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khắc phục những hậu quả đã gây ra. Nội dung tuyên truyền đối với các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động nên chú trọng tới các hành vi bị coi là VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt...

Hình thức tuyên truyền, giáo dục cần đa dạng hơn như: Phổ biến trên Đài Truyền hình, Truyền thanh của Trung ương và địa phương, thành lập các website, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, treo các băng rôn, áp phích với các khẩu hiệu tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về xử phạt trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN...

Tổ chức tập huấn chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng đạo đức cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Tăng cường công tác TTKT, công khai thông tin tình hình xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN để nâng cao hiệu quả

của việc xử lý vi phạm pháp luật.

Tăng cường vai trò của công cụ thông tin. Công khai việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Nội dung của việc công khai thông tin là biểu dương những chủ thể thực hiện tốt, phê bình những chủ thể thực hiện chưa tốt, có hành vi sai phạm. Mục đích của việc công khai thông tin nhằm tạo sức ép đối với chủ thể thực hiện chưa nghiêm chỉnh và khuyến khích những chủ thể thực hiện tốt pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Tăng cường việc thực hiện các quy chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh lực BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt là sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, góp phần bảo vệ trật tự quản lý kinh tế và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành có liên quan, các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan BHXH các cấp để công tác TTKT, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật đạt hiệu quả.

7. Các Bộ, ngành sớm có hướng dẫn về quy trình, hồ sơ chuyển các đơn vị nợ đọng đã bị xử phạt VPHC về đóng BHXH, BHYT, BHTN sang Cơ quan điều tra để khởi tố hình sự theo quy định của BLHS.

8. Về chế tài bảo đảm việc thực thi pháp luật BHXH, BHYT, cần cụ thể hóa và quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đồng thời cải cách thủ tục, trình tự xử phạt sao cho đơn giản, thuận tiện và hiệu quả; nâng mức phạt và bổ sung hình thức truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH.

Vướng mắc chủ yếu làm cho các vụ kiện dân sự, lao động liên quan đến bảo hiểm là việc Luật BHXH giao cho tổ chức công đoàn khởi kiện tại Tòa án. Vậy khi tổ chức công đoàn khởi kiện vụ án tại Tòa án thì đó là nguyên đơn dân sự. Người vi phạm pháp luật bị khởi kiện là bị đơn dân sự. Cơ quan bảo hiểm là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 112 - 115)