Về quy định trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 89 - 91)

IV. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ BHXH, BHYT, BHTN

1.2. Về quy định trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm

đến bảo hiểm

Chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều bất cập như: mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp; BLHS hiện hành đã quy định tội danh riêng đối với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN nghiêm trọng như hành vi trốn đóng, gian lận BHXH, BHYT, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về quy trình, danh mục hồ sơ đối với việc chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng đề nghị điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nên

các địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Mặc dù các cơ quan tư pháp trung ương đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, quy chế phối hợp về việc chuyển các vụ việc thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhằm thực hiện quy định của Luật Thanh tra, Nghị định của Chính phủ về quy định “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu cơ quan thanh tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm với đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan thanh tra chuyển ngay tố giác, tin báo tội phạm hoặc tài liệu, chứng cứ và hồ sơ vụ việc kèm theo kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền...”. Điểm o khoản 1 Điều 48 và điểm n khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra quy định “Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang Cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết”. BLTTHS năm 2015 cũng có quy định về giải quyết tin báo tội phạm, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án của cơ quan, tổ chức (Chương IX khởi tố vụ án hình sự (các điều 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149 và 150). Tuy nhiên, cơ quan BHXH gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển các hồ sơ vi phạm có dấu hiệu của tội phạm về bảo hiểm đến Cơ quan điều tra để đề nghị, kiến nghị khởi tố vụ án; do đó, việc xử lý hình sự đối với các trường hợp này chưa thực sự hiệu quả.

Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ quan bảo hiểm trong vụ án hình sự như thế nào? Những người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm hoặc đang tham gia đóng bảo hiểm bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi người phạm tội trốn đóng bảo hiểm thì họ là người bị hại hay người có quyền lợi liên quan trong vụ án. Đây là vấn đề khá phức tạp bởi liên quan đến chế định bị hại quy định tại Điều 62 và cũng có thể liên quan đến chế định nguyên đơn dân sự quy định tại Điều 63 hay chế

định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án quy định tại Điều 65 của BLTTHS. Đặc biệt là việc xác định tư cách bị hại và nguyên đơn dân sự. Nếu xác định sai tư cách tham gia tố tụng tức là sai về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng và đó là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội chưa được quy định cụ thể nên còn nhiều khó khăn, lúng túng khi xử lý đối với loại chủ thể này.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w