Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 52 - 54)

VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BHXH, BHYT, BHTN

1.2.Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN

3. Công tác truyền thông

1.2.Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN

quỹ BHXH, BHYT, BHTN xâm phạm trực tiếp đến quyền thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động ở cả hiện tại và tương lai. Các hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN xảy ra ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN của hàng ngàn người lao động, là nguyên nhân của những cuộc đình công đòi quyền lợi của người lao động, làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, thậm chí gây sự hiểu lầm rằng cơ quan thực hiện chính sách BHXH gây khó khăn cho người lao động.

1.2. Nhóm hành vi vi phạm quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN BHYT, BHTN

Nhóm hành vi này bao gồm các hành vi như: Gian lận BHXH; tổ chức gian lận BHXH và các hành vi tạo điều kiện cho người khác gian lận BHXH.

Những hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHXH là những hành vi gian lận qua việc làm sai lệch hồ sơ, làm giả giấy tờ, hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH trái pháp luật. Những hành vi gian lận BHXH có thể do một cá nhân thực hiện một cách độc lập để cho chính mình được hưởng BHXH hoặc được hưởng BHXH ở mức cao hơn mức quy định. Tuy nhiên, những hành vi này cũng có thể do một nhóm người thực hiện như trong hành tổ chức làm giả, làm sai lệch một số lượng lớn hồ sơ của nhiều đối tượng khác nhau nhằm chiếm đoạt tiền của quỹ BHXH. Những hành vi gian lận này, trước hết gây thiệt hại cho quỹ BHXH và qua đó gián tiếp gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của người lao động tham gia BHXH.

động, người sử dụng lao động có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm sai lệch, giả mạo hồ sơ để hưởng BHXH, BHYT như: người lao động mượn tên hoặc hồ sơ của người khác để làm việc và đăng ký tham gia BHXH; đề nghị cấp lại sổ để tính lại thời gian đã hưởng trợ cấp BHXH một lần; kê khai, xác nhận khống để bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH, đặc biệt là thời gian trước năm 1995.

Tình trạng làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và vùng giáp ranh thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đã phát hiện gần 1.000 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH được làm giả, phô tô màu, tẩy xóa.

Trong lĩnh vực BHYT, việc lập hồ sơ bệnh án khống, làm giả giấy chứng nhận nghỉ ốm, sổ khám bệnh khống được bán cho người lao động để làm giả hồ sơ nhằm rút tiền BHYT với số lượng lớn hay việc viện lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết so với tình trạng bệnh lý... cũng đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thoát lớn cho quỹ BHYT.

Trong nhóm hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHXH, đặc biệt phải nói đến hành vi làm sai lệch một số nội dung hồ sơ BHXH để trục lợi (chủ yếu là nội dung về thời gian đóng BHXH) xảy ra ở hầu hết các địa phương với số lượng không nhỏ như: Hải Phòng 400 hồ sơ, Thanh Hóa hơn 200 hồ sơ, Thái Bình hơn 300 hồ sơ, Lào Cai gần 500 hồ sơ... Bên cạnh đó, việc lập khống số hồ sơ về thời gian tham gia BHXH đã xảy ra ở nhiều địa phương và có xu hướng gia tăng nhanh. Riêng Thái Bình đã phát hiện 5.000 hồ sơ của hiện tượng “gửi đóng BHXH” nhưng thực tế không có quan hệ lao động thực sự. Ngoài ra, còn có tình trạng khai báo mất sổ BHXH để được cấp

lại sổ và ghi đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần đồng thời tại các địa phương khác nhau; khai man các yếu tố về nhân thân, thu nhập để hưởng chế độ tử tuất theo hướng có lợi. Tại một số địa phương như Hậu Giang, Hưng Yên, Đồng Nai... tồn tại tình trạng người lao động vẫn đi làm, hưởng lương nhưng lại lập hồ sơ thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn; hiện tượng lập hồ sơ khống làm căn cứ hưởng BHXH vẫn xảy ra với phạm vi ngày càng lớn và tinh vi hơn.

Tất cả những hành vi gian lận trên đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của các quỹ bảo hiểm, ảnh hưởng gián tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì vậy, những hành vi này cần được xử lý kịp thời cũng như áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn nữa để đủ sức răn đe và phòng ngừa.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 52 - 54)