Công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 59 - 61)

VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BHXH, BHYT, BHTN

3.2.Công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH

3. Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

3.2.Công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH

trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH

Tháng 9/2016, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ký Quy chế phối hợp về trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu giữa hai bên trong việc khởi kiện ra Tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Theo Quy chế, cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức công đoàn danh sách các đơn vị nợ BHXH cần khởi kiện, hồ sơ xác định nợ và các tài liệu khác có liên quan để phục vụ việc khởi kiện.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quy chế, việc phối hợp giữa cơ quan BHXH và tổ chức công đoàn đã đạt một số kết quả nhất định nhất định:

động nợ tiền BHXH cho công đoàn cùng cấp để thực hiện việc khởi kiện (riêng năm 2018 là 887 hồ sơ), Liên đoàn lao động tỉnh đã nộp 126 hồ sơ khởi kiện cho Tòa án, 04 vụ việc đã có Quyết định công nhận thỏa thuận của Tòa án (hòa giải thành), với tổng số tiền đã trả nợ sau hòa giải là 1 tỷ 320 triệu đồng (riêng năm 2018 là 696 triệu đồng).

Cơ quan BHXH và tổ chức công đoàn đã tích cực phối hợp đôn đốc, thuyết phục các đơn vị sử dụng lao động trả nợ. Kết quả: nhiều đơn vị đã chủ động khắc phục hết nợ hoặc cam kết trả nợ theo lộ trình. Tính đến cuối tháng 7/2018 đã có 986 đơn vị nợ tiền BHXH nộp hết số tiền nợ, 883 đơn vị đã khắc phục một phần số nợ với tổng số tiền thu được là 878 tỷ đồng (riêng năm 2018 là 176 tỷ đồng).

Liên đoàn lao động và BHXH một số tỉnh, thành phố đã chủ động tích cực thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ như: Thành lập Tổ giám sát và tiến hành giám sát tình hình doanh nghiệp nợ BHXH trước khi lập hồ sơ khởi kiện; thành lập Hội đồng chỉ đạo và thực hiện khởi kiện; gửi thư nhắc nợ; thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành; chuyển danh sách các đơn vị nợ cho cơ quan thuế để điều chỉnh chi phí hoạt động của doanh nghiệp khi quyết toán thuế hàng năm...

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khởi kiện của tổ chức công đoàn đòi hỏi phải do công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc phải có giấy ủy quyền của người lao động. Trên thực tế, việc khởi kiện của tổ chức công đoàn gặp rất nhiều khó khăn và hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Một trong các nguyên nhân đó là do người được trao quyền khởi kiện lại không dám sử dụng quyền của mình (tổ chức công đoàn cơ sở không dám đứng ra khởi kiện hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên khởi kiện; người lao động lại càng không dám ủy quyền cho tổ chức công đoàn kiện chủ doanh nghiệp của mình khi bản thân cần có công ăn việc làm). Do đó, thời gian qua, mặc dù cơ

quan BHXH đã tích cực hỗ trợ các tổ chức công đoàn về hồ sơ, tài liệu, số liệu phục vụ cho việc khởi kiện và đã chuyển hơn 2.909 hồ sơ cho tổ chức công đoàn nhưng số vụ mà tổ chức công đoàn khởi kiện còn rất khiêm tốn (126 hồ sơ) trong đó có tới 96 hồ sơ bị Tòa án trả lại với lý do thiếu giấy ủy quyền của người lao động hoặc giấy ủy quyền của tổ chức công đoàn cơ sở.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 59 - 61)