Về các dấu hiệu pháp lý cụ thể

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 40 - 44)

V. QUY ĐỊNH CỦA BLHS VỀ CÁC TỘI GIAN LẬN, TRỐN ĐÓNG BHXH,

2. Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215)

3.1. Về các dấu hiệu pháp lý cụ thể

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, gồm hai chủ thể: cá nhân và pháp nhân thương mại.

Đối với chủ thể là cá nhân, điều luật quy định người phạm tội này là một dạng chủ thể đặc biệt, là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao

động, theo đó, họ thường là người chủ sử dụng lao động của bất kể loại hình doanh nghiệp nào (Nhà nước hay tư nhân) như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị... Những người khác có thể là chủ thể của tội này nhưng với vai trò là người đồng phạm.

Pháp nhân thương mại, theo quy định của Bộ luật Dân sự là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Như vậy, các pháp nhân được thành lập và hoạt động không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên thì không thuộc chủ thể của tội này.

Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Biểu hiện cụ thể của hành vi trốn đóng này là (i) không đóng hoặc (ii) không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động với số tiền trốn đóng từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng là thủ đoạn gian dối hoặc thủ đoạn khác để thực hiện hành vi trốn đóng.

Để phân biệt giữa hành vi phạm tội này với các trường hợp chậm đóng hoặc chây ỳ không đóng các loại hình bảo hiểm nêu trên cho người lao động, Điều 216 quy định các hành vi không đóng hoặc đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên.

Dấu hiệu cấu thành này cũng được áp dụng luôn trong trường hợp xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý, bởi hành vi phạm tội được mô tả: “người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để

không đóng hoặc không đóng đầy đủ...”.

Khách thể của tội phạm: khách thể cần được bảo vệ của tội phạm này có thể chia thành khách thể trực tiếp và khách thể gián tiếp. Khách thể trực tiếp chính là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm. Khách thể gián tiếp là sự ổn định, an toàn của chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, là sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3.2. Về cấu thành cơ bản của tội phạm

Theo quy định của điều luật này thì người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt VPHC về hành vi này mà còn vi phạm mà (i) trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; (ii) trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

3.3. Về hình phạt

Đối với cá nhân: gồm 03 loại hình phạt chính là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn. Ngoài ra, cùng với hình phạt chính, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm;

cụ thể:

Khung cơ bản: Người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Khung tăng nặng thứ nhất: phạm tội trong trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng sau thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm: (a) Phạm tội 02 lần trở lên; (b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới

1.000.000.000 đồng; (c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; (d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này. Đây là trường hợp người sử dụng lao động đã trích tiền đóng bảo hiểm trên thu nhập của người lao động nhưng lại không đóng cho cơ quan bảo hiểm mà lại chiếm dụng để sử dụng việc khác. Chính vì lý do này mà trong quá trình soạn thảo có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một tội danh nữa là tội lạm dụng tiền đóng bảo hiểm của người lao động.

Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; (c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân: trường hợp Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w