V. QUY ĐỊNH CỦA BLHS VỀ CÁC TỘI GIAN LẬN, TRỐN ĐÓNG BHXH,
1.1. Các dấu hiệu pháp lý cụ thể
Chủ thể của tội phạm: chủ thể thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều này là cá nhân, theo đó cá nhân bao gồm 2 loại đối tượng: (i) những khách hàng tham gia bảo hiểm và (ii) những người đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm. Pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của tội này.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội biết việc “Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ..., dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan
BHXH...” là những hành vi sai trái nhưng vì các động cơ khác nhau, nên vẫn thực hiện.
Khách thể của tội phạm: khách thể cần được bảo vệ của tội phạm này có thể chia thành khách thể trực tiếp và khách thể gián tiếp. Khách thể trực tiếp chính là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm, người dân. Khách thể gián tiếp là sự ổn định, an toàn của chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, là sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hành vi phạm tội gây thiệt hại cho nhiều người có thể dẫn đến mất an toàn, an ninh, gây bất ổn cho xã hội.
Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua 2 loại hành vi, đó là:
Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH để chiếm đoạt tiền BHXH.
Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, BHTN.