Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 49 - 52)

VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BHXH, BHYT, BHTN

1.1.Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN

3. Công tác truyền thông

1.1.Nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN

Nhóm này gồm bốn dạng hành vi:

Hành vi của người sử dụng lao động không tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; hành vi đóng không đủ số lao động và số tiền phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN; hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia BHXH cho người lao động nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH đúng thời hạn mặc dù họ đã khấu trừ tiền đóng BHXH từ tiền lương của người lao động và hành vi của người sử dụng lao động không đóng BHXH đúng tiền lương, tiền công theo quy định cho người lao động.

Hành vi của người sử dụng lao động không tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và do vậy không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc. Do không tham gia, không đóng nên có thể chủ sử dụng lao động cũng không khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tiền lương của người lao động. Hành vi này thường được gọi là hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính từ năm 2007 đến hết năm 2013, số nợ BHXH, BHYT tăng cao. Năm 2007 số nợ là 1.734 tỷ đồng, đến hết năm 2013 tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN là trên 6.400 tỷ đồng (trong đó nợ BHXH bắt buộc là trên 4.700 tỷ đồng, chiếm 4,34% tổng số phải thu); tính đến ngày 31/7/2014, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN đã trên 11.000 tỷ đồng, quyền lợi của rất nhiều người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến người lao động khiếu nại, tố cáo, thậm chí có nơi còn đình công ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN xảy ra ở hầu hết các địa phương với mức độ ngày càng nhiều, phổ biến nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh... Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay cả nước, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là 16 triệu người nhưng mới có gần 11 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc (còn khoảng 5 triệu người lao động chưa được tham gia BHXH, BHYT). Điều này cũng đồng nghĩa với việc trên 5 triệu người này đã mất quyền an sinh xã hội cơ bản. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy hiện có trên 300.000 đơn vị đang hoạt động, cơ quan BHXH chỉ quản lý được gần 150.000 đơn vị đăng ký tham gia BHXH. Như vậy, có đến 50% số doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH thì mục tiêu đến năm 2020 sẽ khó đạt được trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động nhưng không phải tham gia cho tất cả mà chỉ tham gia cho một bộ phận người lao động. Trong trường hợp này, chủ sử dụng lao động không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho một bộ phận người lao động còn lại và họ có thể không khấu trừ tiền đóng BHXH từ tiền lương của người lao động. Hành vi này cũng có thể gọi là hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN (không phải trốn toàn bộ mà chỉ là cho một bộ phận người lao động) nhưng cũng có thể được gọi là không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho đủ số người lao động.

Hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH đúng thời hạn mặc dù họ đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tiền lương của người lao động. Hành vi này được gọi là hành vi không đóng đúng

hạn BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (hành vi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN).

Theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố thì tình trạng đăng ký muộn, đề nghị truy thu BHXH, BHYT đối với thời gian chưa tham gia bảo hiểm vẫn diễn ra phổ biến. Năm 2013, BHXH các tỉnh, thành phố qua kiểm tra đã phát hiện số lao động chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là 54.372 lao động, số lao động truy đóng không đúng quy định là 1.714 lao động.

Đặc biệt có tình trạng, nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà sử dụng vào mục đích khác).

Hành vi của người sử dụng lao động tuy tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động nhưng không đóng đúng mức tiền lương, tiền công theo quy định. Hành vi này được gọi là hành vi đóng không đúng mức BHXH, BHYT cho người lao động.

Hành vi người sử dụng lao động đóng không đúng mức quy định thể hiện ở việc đăng ký mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp hơn mức lương thực tế để giảm chi phí đóng BHXH, BHYT hoặc đóng BHXH, BHYT mức cao hơn bất thường so với thực tế để tạo điều kiện việc lạm dụng quỹ thông qua hưởng chế độ ốm đau, thai sản và chế độ BHTN.

Việc người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Nhiều trường hợp người lao động khi ốm đau, thai sản không được hưởng chế độ BHXH, BHYT hoặc đã đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng do doanh

nghiệp chưa đóng tiền BHXH nên chưa thể chốt sổ để hưởng chế độ theo quy định.

Từ thực tế trên, có thể thấy các hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 49 - 52)