nhiều hạn chế. Vấn đề cần tạo ra được động lực để khai thác năng lực của họ. Muốn vậy, phải có chính sách hợp lý đối với đội ngũ này, đặc biệt là chính sách sử dụng và đãi ngộ.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng ở TP. Tuyên Quang Tuyên Quang
3.2.1.Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ
Việc giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ cho công chức cấp xã là nội dung rất cần thiết, cần tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật liên quan đến công vụ như: Luật Cán bộ công chức; Luật phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của thành phố có liên quan để công chức đang thực thi công vụ nâng cao nhận thức, giúp mỗi công chức nhận thức được việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tự điều chỉnh hoàn thiện mình, trau dồi đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống lành mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục về lòng tự hào nghề nghiệp, về trọng trách phục vụ nhân dân, về truyền thống lịch sử, anh hùng cách mạng của thành phố… Những điều này sẽ làm tăng thêm niềm tự hào của công chức trong nghề nghiệp của mình góp phần xây dựng nền công vụ minh bạch, trong sạch, hiện đại và phấn đấu nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, trọng trách được giao phó. Cũng như thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức đối với sự phát triển của địa phương.
Thứ ba, mỗi công chức phải đề ra kế hoạch, đăng ký mốc phấn đấu về nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức từng năm. Kế hoạch đăng ký phấn đấu này phải được tổ chức Đảng và cơ quan trực tiếp quản lý coi là một trong những căn cứ xem xét đánh giá công chức hằng năm.