Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr 22.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 57 - 59)

III. DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt NAM.

1Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr 22.

hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Bởi dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội. Ngày nay dân chủ hóa xã hội đã trở thành khuynh hướng chủ đạo của phát triển thế giới. Do đó CNXH không thể có được nếu thiếu dân chủ. Giai cấp công nhân không thể tiến hành thắng lợi cách mạng XHCN nếu như không được tôi luyện trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, CNXH không thể phát triển được nếu không phát triển dân chủ và thực hiện một nền dân chủ ngày càng hoàn thiện. Bởi lẽ rằng nếu thiếu dân chủ nhân dân không làm ăn được, không học hành được không đi lại được, không sinh sống được một cách đàng hoàng, yên ổn và hạnh phúc. Thiếu dân chủ Đảng không thể đổi mới được, chính quyền cũng không trở thành chính quyền phục vụ nhân dân, đoàn thể quần chúng chỉ là sự tốn kém hình thức. Lề lối làm việc cũng như nhân cách của cán bộ cũng khó lòng sửa đổi cho ngày một tốt hơn. Từ đó sẽ làm cho con người cảm thấy nhỏ bé, khó chịu khi phải sống trong một xã hội, một cơ quan thậm chí một gia đình thiếu dân chủ. Ngược lại họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, tin tưởng khi được sống trong một môi trường thật sự dân chủ. Cho nên muốn làm cho xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng tự do hạnh phúc thì phải làm cho dân chủ phát triển nhiều hơn nữa, cao hơn nữa và mạnh hơn nữa. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành bầu không khí dân chủ đang tràn ngập khắp mọi lĩnh vực mọi cơ quan, mọi nhà, thúc đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới. Do đó khi phân tích vai trò động lực của việc phát triển nền dân chủ ở nước ta đồng chí Nguyễn Văn Linh khẳng định "Bầu không khí dân chủ bắt đầu lan tỏa khắp nơi - tạo ra xung lực cho công cuộc đổi mới"1.

Và mới đây trong bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại Hội nghị toàn quốc sơ kết thực hiện chỉ thị 30 của Bộ chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

1

Bài phát biểu tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI - Báo nhân dân ngày 18/10/1988, tr. 1.

có nói: "Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn".

Nhưng mặt khác trong một không gian và thời gian cụ thể thì dân chủ lại có giới hạn của nó vì dân chủ không phải là một vấn đề tự nó trên trời rơi xuống, cũng không phải là "vật ban phát" từ bên trên, càng không phải đòi bao nhiêu là có bấy nhiêu mà dân chủ dù có nhiều và cao bao nhiêu vẫn có giới hạn và ngưỡng của nó. Nếu vượt qua giới hạn đó sẽ còn không còn có quyền dân chủ nữa. Vì thế chúng ta cần hiểu rằng với sự nhận thức không đầy đủ, không đến nơi, đến chốn nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng đã mắc phải nhiều sai lầm hết sức nghiêm trọng đáng tiếc. Do đó, nhận thức thế nào, thiết chế thế nào về một xã hội dân chủ là điều mà Đảng ta ngày càng cụ thể hóa rõ hơn, đầy đủ hơn và nói rõ với nhân dân. Tầm cao mới của năng lực trí tuệ, tầm cao mới của đạo đức cách mạng, tầm cao mới của tín nhiệm xã hội đối với Đảng và Nhà nước là ở đây.

Đồng thời cũng cần khẳng định thêm rằng dân chủ vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa có tính giai cấp tính lịch sử, đồng thời mang dấu ấn của truyền thống, đặc điểm dân tộc và tính chất của thời đại. Do đó không một nước nào có quyền áp đặt quan niệm, nội dung dân chủ của mình cho các quốc gia khác và cũng do đó, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chiêu bài "dân chủ" "nhân quyền" để xuyên tạc các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc khác - trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 57 - 59)