III. DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt NAM.
1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 0 Nxb Sự Thật, Hà Nội, 989, tr 508.
nên niềm tin sức mạnh tinh thần dựa trên cơ sở khoa học về CNXH, sẽ là cơ sở xã hội bền vững nhất để bảo vệ CNXH.
Từ những nội dung, nhiệm vụ cụ thể của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội đã nêu trên đòi hỏi tất yếu phải củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội. Đồng thời phải tăng cường sự quản lý của nhà nước, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN và dân chủ hóa xã hội không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bởi Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội, mang bản chất giai cấp công nhân, là lực lượng dẫn dắt giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội đi tới mục tiêu CNXH. Trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu của lịch sử, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nhân dân lao động. Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động làm cách mạng để thực hiện sự giải phóng triệt để nhất đối với xã hội và người lao động - khởi xướng đường lối đổi mới và thực hiện dân chủ hóa xã hội mang lại quyền sống, quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Bởi Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: "Đảng cần có kế hoạch, thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Trải qua quá trình thực tiễn nhân dân lao động nước ta đã nhận thức sâu sắc rằng nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ không có bất cứ một chút tự do, dân chủ và hạnh phúc nào cả. Nên nhân dân ta tự nguyện, tự giác đi theo sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh những chủ trương, đường lối do Đảng đề ra. Thể hiện mối quan hệ mật thiết, biện chứng đó là: Đảng vì dân - Dân tin yêu Đảng, bảo vệ Đảng. Đảng phải tự mình nêu gương về dân chủ và lãnh đạo chặt chẽ quá trình dân chủ hóa xã hội.
Xuất phát từ bản chất của dân chủ, là dân chủ bao giờ cũng gắn liền với pháp luật. Nó là một yến tố cấu thành nội dung của dân chủ,
cần phải làm cho pháp luật trở thành công cụ quản lý xã hội, quản lý nhà nước, có đủ sức mạnh và hiệu lực để chi phối và điều chỉnh mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị, các tập thể và từng cá nhân.
Pháp luật không chỉ có chức năng quản lý xã hội còn có chức năng bảo đảm và phát huy quyền dân chủ, quyền công dân, quyền con người của mọi thành viên trong xã hội. Chỉ có một pháp luật tiến bộ, khoa học thì xã hội mới có một nền dân chủ thực sự. Quyền dân chủ của mỗi công dân được thể hiện trong luật pháp và được luật pháp đảm bảo, cho nên thực thi dân chủ phải đi đôi với thực thi luật pháp, dân chủ đi liền với kỷ cương, kỷ luật, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm công dân. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII đã nhấn mạnh: Cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ XHCN. Vì vậy, xét về thực chất dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trong vòng trật tự, không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.
Giữ vững kỷ cương, pháp luật không phải chỉ ở phía nhân dân mà quan trọng hơn là cả ngay trong cán bộ, đảng viên, công chức. Không thể chấp nhận được tình trạng "trên bảo dưới không nghe", "phép vua thua lệ làng" như đã từng xẩy ra lâu nay. Phải làm cho mọi người dân trong xã hội, bất kể ở cương vị nào, từ người lãnh đạo cấp cao, có trọng trách đến người lao động bình thường đều bình đẳng như nhau trước xã hội và pháp luật với tư cách công dân của nó. Giữ vững kỷ cương, pháp luật thống nhất trong cả nước, trên dưới một lòng thống nhất từ trong Đảng ra ngoài xã hội là một vấn đề cấp thiết và tất yếu.
Trên cơ sở quan điểm, chủ trương mà Đại hội VI đã nêu ra đến đại hội VII Đảng ta lại tiếp tục khẳng định những phương hướng cơ bản của việc đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội là một trong những nội dung quan trọng của Cương lĩnh chính trị được thông qua tại đại hội Vll. Coi đó là nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong quá trình cách mạng.
Những phương hướng đó là:
- Thứ nhất là phải tổ chức xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ mới: "Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ năng lực lãnh đạo, giữ vững truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng"1.
Vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở đây là phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước để tránh trường hợp Đảng bao biện làm thay chính quyền chính quyền ỷ lại vào Đảng. Bởi Đảng không chuyên quyền, không đặc quyền trong mọi công việc. Đảng không phải là cơ quan nắm tất cả mọi quyền lực và cơ quan quyền lực của nhân dân, không thể là một thiết chế hình thức, dựa dẫm, bị động.
- Thứ hai là xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước làm cho nhà nước thực sự là công cụ quyền lực của nhân dân là sản phẩm của dân chủ và tự do của con người, là nhà nước của dân, vì dân và do dân.
Để thực hiện được mục tiêu đó, báo cáo chính trị đã nêu lên một số việc chủ yếu cần phải tập trung giải quyết về lĩnh vực nhà nước bao gồm:
+ Sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật các chế độ chính sách về quyền và nghĩa vụ công dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Tăng cường pháp chế XHCN. Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết để các cơ quan bảo vệ pháp luật có chủ quyền lực và điều kiện khả năng thực hành pháp luật.
+ Cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội để Quốc hội làm đúng trách nhiệm là cơ quan quyền lực cao nhất. Hội đồng nhân dân