III. DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt NAM.
1 Hồ Chí Minh toàn tập Nxb Sự thật, Hà Nội, 989, tập 8, tr 566.
Phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ hành chính quan liêu bao cấp, bù lỗ trước đây sang hạch toán kinh doanh có lãi sao cho các đơn vị kinh tế có quyền chủ động, làm chủ thực sự trong sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất của mình trong khuôn khổ của pháp luật cho phép và dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN. Có như vậy mới xoá bỏ được tình trạng lãi giả - lỗ thật, làm thì láo - báo cáo thì hay, cơm vua ngày trời, cha chung không ai khóc của nền kinh tế thời bao cấp.
Phải chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (đến nay đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận 6 thành phần kinh tế ở nước ta) với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ sản xuất, kinh doanh hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật.
Có thể nói, đổi mới cơ chế quản lý - chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là cơ sở và tiền đề lý luận căn bản của dân chủ hóa trên lĩnh vực kinh tế. Đồng thời cũng là nội dung kinh tế của dân chủ hóa xã hội - xét theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này.
- Vấn đề căn bản của dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế xét cho cùng là bảo đảm lợi ích của người lao động, bao gồm lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích về văn hóa xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài. Nhưng trước hết và quan trọng nhất là lợi ích vật chất. Nếu lợi ích kinh tế của người lao động không được thực hiện thì dân chủ hóa trên lĩnh vực kinh tế không có nội dung và vô nghĩa.
Trước đây, người ta thường đề cao sự hy sinh của cá nhân, đề cao tập thể và cái chung, nói nhiều đến nghĩa vụ... của con người mà thường né tránh việc đề cập đến lợi ích của cá nhân, của người lao động vì vậy mà việc phát huy nhân tố con người có phần bị hạn chế.
Bây giờ thực hiện dân chủ hóa xã hội buộc phải coi trọng vấn đề lợi ích chính đáng của người lao động. Bởi lợi ích là một trong những động lực cực kỳ quan trọng trực tiếp thúc đẩy con người hành động và thông qua đó gây nên những biến đổi trong sản xuất trong kinh tế và trong tiến trình vận động của lịch sử. Nó là động lực mạnh mẽ nhất của sự phát triển xã hội. Quan tâm đến lợi ích của người lao động chính là nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực xã hội của con người để họ trở thành chủ thể của sản xuất của xã hội. Thực hiện và bảo đảm lợi ích cá nhân của người lao động là cơ sở để thực hiện lợi ích chung của tập thể, của giai cấp của toàn xã hội. Và lợi ích xã hội, xét cho cùng cũng nhằm mục đích phục vụ cuộc sống của người lao động trên cơ sở thống nhất lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Đó là thực chất, là nguyên tắc của dân chủ hoá kinh tế. Như Bác Hồ đã từng dạy: "Chính phủ là chính phủ dân chủ chỉ một lòng một dạ phục vụ lợi ích của nhân dân"1.
Muốn đảm bảo lợi ích của người lao động trong quá trình dân chủ hóa kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải bắt đầu giải quyết từ vấn đề sở hữu, gắn liền các quan hệ sở hữu với quan hệ phân phối và quản lý. Gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng tư liệu sản xuất làm cho người lao động thực sự làm chủ quá trình sản xuất khắc phục tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước như trước đây là một bước tiến lớn của dân chủ hóa. Điều đó được thể hiện trong các chính sách cụ thể khuyến khích, phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước như khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp và công nghiệp, giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên, các hình thức đấu thầu, giao quyền cho các tập thể lao động sử dụng quản lý các tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất - kinh tế đặc thù của họ.
Từ việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế đến các biện pháp nhằm khai