Cương lĩnh Đại hội VII, tr 2.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 48 - 51)

III. DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt NAM.

1 Cương lĩnh Đại hội VII, tr 2.

phải có thực quyền và phải chọn lọc được những đại biểu xứng đáng vào cơ quan này.

+ Sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động để chính phủ xứng đáng là cơ quan hành pháp cao nhất, quản lý điều hành mọi công việc của đất nước, khắc phục tình trạng các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp vừa bị động vừa ỷ lại vào cấp ủy Đảng, vừa kém hiệu lực trước xã hội, vừa lấn át và thiếu trách nhiệm trước quần chúng. Đồng thời cần ngăn ngừa tư tưởng phường hội, phân tán, cục bộ, cát cứ địa phương và những ảnh hưởng khác của tư tưởng phong kiến gia trưởng của người sản xuất nhỏ trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp. Mặt khác phải thực sự quan tâm đến cấp cơ sở, đề cao quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương. Cần xây dựng chính quyền cấp xã, phường vững mạnh.

+ Sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Đổi mới một cách nghiêm túc, thận trọng công tác tổ chức và chính sách cán bộ. Ban hành luật lao động, quy chế viên chức nhà nước. Xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm cao, thành thạo nghiệp vụ không chấp nhận và lên án những hiện tượng sai lệch như "chủ nghĩa lý lịch", "chủ nghĩa thành phần", "chủ nghĩa bằng cấp", "chủ nghĩa kinh nghiệm", "sống lâu lên lão làng", bè cánh, cục bộ, tranh giành quyền lợi, địa vị... Sự gương mẫu công minh trong công tác tổ chức, cán bộ của các bộ phận trong hệ thống chính trị có vai trò quyết định trong đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội.

+ Kiên quyết và thường xuyên tiến hành cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội. Trước hết là hoàn chỉnh bộ máy cơ chế quản lý và pháp luật, xử lý nghiêm minh những người vi phạm, tăng cường giáo dục tư tưởng quản lý chặt chẽ nội bộ.

- Thứ ba là: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động để thực sự góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội - là một công việc cực kỳ quan trọng nhằm chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Cũng cần hướng các tổ chức này vào việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tham gia giải quyết những nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống theo tinh thần ích nước lợi nhà, tương thân, tương ái. Giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng - Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, Khắc phục tình trạng "Nhà nước hóa" "Hành chính hóa", làm mất tính phong phú, đa dạng trong phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng.

- Thứ tư là làm cho toàn Đảng, toàn dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp hiểu và thực hiện đúng nếp sinh hoạt dân chủ trên mọi lĩnh vực, làm cho mọi người quen với sinh hoạt dân chủ. Xây dựng các quy tắc sinh hoạt dân chủ nhằm mở rộng quyền làm chủ của công dân, phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động tại cơ sở, giải quyết đúng đắn hàng loạt các mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính dân chủ và kỷ luật, dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp chế...

Đại hội VII cũng nêu lên những quan điểm để xây dựng nền dân chủ XHCN gồm 4 điểm như lý luận đã nêu. Đồng thời còn được cụ thể hóa ở những điểm sau: "Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thể hiện trong thực tế cuộc sống trừ tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hành thức dân chủ trực tiếp. "Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật thừa nhận". Trong điều kiện nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động phục thù trong nước và từ nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc,

chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận"1

.

Có thể nói Đại hội VI là đại hội đề ra đường lối đổi mới khởi xướng dân chủ hóa đời sống xã hội. Đại hội VII là Đại hội thật sự dân chủ - để có kết quả thành công của đại hội. Đảng ta đã để ra một thời gian dài để tập hợp ý kiến, trưng cầu dân ý xây dựng nên các văn kiện của Đại hội. Điều đó đã làm nên tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của văn kiện, đường lối nhờ biết phát huy dân chủ của đảng. Dưới ánh sáng của những quan điểm, tư tưởng đó hàng loạt văn bản và quy chế dân chủ được ban hành. Đáng chú ý là Nghị quyết 8 của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII là Nghị quyết tăng cường và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.

Đó thực chất là bản Luận cương mới của Đảng về dân chủ. Kế tiếp Nghị quyết trên, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị 30CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Mở đầu chỉ thị xác định: Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới (...).

Khâu quan trọng và cấp bách trước mặt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính... phù hợp với đặc điểm của từng loại cơ sở.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)