Hồ Chí Minh toàn tập Sự thật, Hà Nội, 987, tập 7, tr 544.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 39 - 45)

III. DÂN Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt NAM.

1 Hồ Chí Minh toàn tập Sự thật, Hà Nội, 987, tập 7, tr 544.

thác tốt nhất, có hiệu quả cao nhất mọi tiềm năng của thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, đó là những điều kiện thực hiện dân chủ hóa kinh tế - đồng thời còn là kết quả được tạo ra, được thúc đẩy bởi chính quá trình dân chủ hóa kinh tế - Nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi một cách khách quan sự phát triển mau chóng tính chất xã hội hóa của sản xuất và phân công lao động, mở rộng các mối hên hệ và quan hệ xã hội của các công dân - thúc đẩy việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ về mặt kinh tế trong quan hệ với nhà nước. Mặt khác, nhà nước và xã hội trong điều kiện của nền sản xuất và nền kinh tế hàng hóa được phát triển cũng đòi hỏi phải biến đổi một cách năng động, phải nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước thông qua những sắp xếp điều chỉnh bộ máy chính quyền các cấp sao cho gọn nhẹ, hợp lý. Muốn vậy phải coi trọng công tác tổ chức cán bộ để tuyển lựa được những cán bộ tinh thông nghề nghiệp và bố trí, sử dụng họ một cách hợp lý, có hiệu quả.

Dân chủ hóa kinh tế còn cung cấp cho xã hội và cho mỗi cá nhân cơ sở kinh tế khách quan để làm biến đổi theo xu hướng dân chủ hàng loạt quan niệm về giá trị, định hướng các giá trị đạo đức, văn hóa, thay đổi cả tâm lý và đời sống. Tạo ra những khả năng làm sâu sắc và phong phú hơn các khía cạnh văn hóa, tinh thần của xã hội và cá nhân con người. Dân chủ hóa kinh tế ở nước ta hiện nay phải được thực hiện ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực sản xuất, ở mọi cấp độ vĩ mô và vi mô... nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm (vấn đề bức xúc nhất hiện nay) nâng cao mức sống và thực hiện công bằng xã hội cho người lao động, chỉ có dân chủ hóa đời sống kinh tế được thực hiện mới đem lại lợi ích cho người lao động đảm bảo sự thống nhất hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, thừa nhận và tôn trọng lợi ích cá nhân, coi đó là động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội, kích thích sự hình thành tư duy, nhận thức mới về kinh tế - một trong những nội dung chủ yếu của sự nhận thức mới về CNXH và có tác dụng tích cực với công cuộc đổi mới đất nước.

* Dân chủ hóa trên lĩnh vực chính trị: thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị là thực hiện các quyền tự do, dân chủ trong sinh hoạt chính trị, bảo đảm cho người dân được làm chủ xã hội về mặt chính trị. Trước hết và cũng là điểm nổi bật của dân chủ hóa đời sống chính trị là thực hiện dân chủ trong bầu cử thực hiện dân chủ đại diện một cách tốt nhất qua bầu cử và tăng cường dân chủ trực tiếp của nhân dân trong các tổ chức xã hội, đoàn thể...cần khắc phục triệt để những biểu hiện của dân chủ mang tính hình thức trong bầu cử để lựa chọn được những đại biểu có tài, đức xứng đáng đại diện cho quyền lực, lợi ích, ý chí, nguyện vọng của quần chúng trong các cơ quan nhà nước và trong các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể của quần chúng.

Trong lĩnh vực nhà nước, việc thực hiện phương hướng chuyển từ nhà nước vì dân sang nhà nước của dân và do dân phụ thuộc chủ yếu và trước hết từ quá trình dân chủ hóa chính trị, dân chủ hóa chế độ bầu cử. Kinh nghiệm cho thấy ở nơi nào không có dân chủ, hoặc dân chủ hình thức thì bất cứ tổ chức nào cũng có thể nhân danh nhân dân, vì lợi ích nhân dân nhưng lại không thực sự phục vụ nhân dân. Điều đó dẫn đến thực tế là người dân tỏ thái độ hờ hững, không quan tâm tới tính tích cực chủ động thực sự trong các sinh hoạt chính trị và trong công tác bầu cử. Để khắc phục tình trạng ấy quá trình dân chủ hóa chính trị phải đảm bảo sự tiếp xúc mật thiết giữa các cử tri với các ứng cử viên, loại bỏ tình trạng cá nhân hóa trong bầu cử - tức là số lượng ứng cử viên trùng khít với số lượng đại biểu được bầu làm cho cử tri không có khả năng để lựa chọn. Cùng với sự loại bỏ này phải tạo ra không khí tranh luận thẳng thắn, cởi mở để các ứng cử viên phải trình bày trước cử tri và chịu sự chất vấn của cử tri về chương trình hành động, kế hoạch công tác của mình.

Bên cạnh việc thực hiện dân chủ đại diện tốt nhất qua bầu cử cần tăng cường dân chủ trực tiếp qua các hoạt động tự quản, kiểm tra, thảo luận và quyết định của các thành viên trong các tổ chức xã hội, hiệp hội, đoàn thể, pháp luật phải bảo vệ quyền công dân chính đáng

của người dân, trừng trị mọi hành vi gian lận ép buộc cử tri trong bầu cử.

Một nội dung quan trọng của dân chủ hóa trong lĩnh vực chính trị là bảo đảm cho nhân dân lao động được tham gia thực sự vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia đóng góp ý kiến đúng đắn của cá nhân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để làm sao cho mỗi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vừa có tính khách quan, khoa học vừa phản ánh đúng đắn, kịp thời tâm tư, nguyện vọng và đặc biệt là lợi ích chính đáng của người lao động. Có như vậy, tinh thần dân chủ tính nhân dân mới được thể hiện sâu sắc trong các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó mới được nhân dân lao động nhiệt liệt hưởng ứng biến những đường lối chủ trương ấy thành sức mạnh vật chất, thành hiện thực sinh động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dân chủ hóa đời sống chính trị đòi hỏi tất yếu phải đổi mới hệ thống chính trị, phát triển nền dân chủ XHCN trước hết là đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội chính trị khác trong hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng hệ thống pháp luật và pháp chế đồng bộ, cải tiến nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lao động - nhất là văn hóa pháp luật, văn hóa dân chủ. Bởi chính trị là sự biểu hiện một cách trực tiếp và sâu sắc các quan hệ giai cấp gắn liền với thái độ hành vi của con người, của các giai cấp, các tầng lớp xã hội về chế độ chính trị, chế độ Nhà nước, nền dân chủ của xã hội. Lợi ích và quyền lực chính trị không phải tự nhiên mà có mà có cơ sở và căn nguyên sâu xa từ chế độ kinh tế. Do vậy dân chủ hóa chính trị không tách rời với dân chủ hóa về kinh tế, không tách rời với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước XHCN.

Dân chủ hóa trên lĩnh vực chính trị không thể không gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu cửa quyền, hống hách,

tham nhũng v.v... trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, trong bộ máy chính quyền các cấp của Nhà nước, trong các cơ quan kinh tế, trong các đoàn thể và tổ chức xã hội của quần chúng. Đấu tranh chống những tệ nạn trên đây không chỉ dừng ở việc phê phán những hiện tượng tiêu cực mà điều quan trọng và quyết định hơn cả là phải kiên quyết loại trừ các tệ nạn ấy ra khỏi đời sống xã hội.

Muốn đấu tranh có hiệu quả trước hết phải tìm ra những nguyên nhân của nó - đặc biệt là phát hiện ra những nguyên nhân sâu xa dẫn tới tiêu cực và những cơ sở kinh tế - xã hội đã làm nẩy sinh và bám rễ những hiện tượng đó trong đời sống. Sau đó phải có một hệ thống các biện pháp một cách đồng bộ hữu hiệu, có thái độ kiên quyết, nghiêm minh khi xử lý và xử lý đúng pháp luật trên cơ sở có sự tham gia, ủng hộ của quần chúng nhân dân, không có ngoại lệ cho bất cứ trường hợp nào. Phải xử đúng người, đúng việc, đúng tội. Kinh nghiệm cho thấy ở nơi nào tính chiến đấu kém thì ở nơi đó tệ nạn xã hội và tiêu cực nhiều, nơi nào tính chiến đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động thể hiện cao thì sẽ hạn chế bớt các tiêu cực. Và ở nơi nào chủ nghĩa quan liêu và tập trung ở bên trên càng nhiều bao nhiêu thì càng nảy nở những phản ứng tiêu cực ở phía dưới, nảy sinh thói tự do vô chính phủ. Chừng nào chưa khắc phục được chủ nghĩa quan liêu, chừng ấy tính tích cực chính trị của quần chúng còn bị suy giảm.

Tuy vậy cần phải có biện pháp đấu tranh đúng đắn để đạt hiệu quả mục đích vì nếu không có biện pháp đấu tranh đúng có khi sẽ đi tới phản tác dụng. Do đó phải nâng lên thành nghệ thuật đấu tranh trên tinh thần đấu tranh là để xây dựng để loại trừ cái xấu, cái tiêu cực - khẳng định cái mới, cái đúng trong đời sống xã hội chứ không nên và nhất thiết không được đấu tranh hủy diệt, trù dập. Việc làm đó không những xa lạ với tinh thần dân chủ không đem lại dân chủ mà còn là một lực cản nghiêm trọng đối với quá trình dân chủ hóa.

* Dân chủ hóa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, ý thức xã hội: Đây cũng là một nội dung cơ bản và hết sức quan trọng trong quá trình

dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Nội dung này có liên quan mật thiết với hai nội dung trên. Thực hiện dân chủ hóa trong kinh tế và chính trị đã đem lại cho xã hội những biến đổi to lớn để hình thành và phát triển nền dân chủ XHCN. Trong đó dân chủ hóa trên lĩnh vực kinh tế đem lại lợi ích vật chất cho người lao động. Dân chủ hóa đời sống chính trị mang lại quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước, trong các sinh hoạt chính trị, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Chính hai quá trình đó đã thúc đẩy dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và ý thức xã hội. Mặt khác yêu cầu phát triển kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị cũng tất yếu đòi hỏi dân chủ hóa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và ý thức xã hội.

Vấn đề cơ bản và có tầm quan trọng hàng đầu đối với quá trình dân chủ hóa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và ý thức xã hội đó là tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần cho nhân dân lao động. Điều đó có ý nghĩa quyết định để phát triển khoa học, phát triển lý luận và sáng tạo nên những giá trị văn hóa cao đẹp - khắc phục sự lạc hậu của lý luận, sự chậm trễ của khoa học so với yêu cầu của cuộc sống đã trở thành nhu cầu xã hội trong quá trình dân chủ hóa, không có tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần sẽ không có bất kỳ một sự sáng tạo đích thực nào trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, bảo thủ, mất dân chủ. Do đó có thể nói rằng dân chủ hóa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và ý thức xã hội là một tất yếu khách quan của nền dân chủ XHCN. Nó là một trong những dấu hiệu của sự phát triển, của tiến bộ xã hội và là điều kiện để thực hiện dân chủ, là con đường biện pháp để phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách của con người.

- Dân chủ hóa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và ý thức xã hội bao gồm các hoạt động giáo dục, tuyên truyền nghiên cứu khoa học, các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật, các lĩnh vực báo chí, thông tin, xuất bản v.v... Để thực hiện những yêu cầu và nội dung trên cần phải áp dụng rất nhiều biện pháp, nhiều chủ trương, chính sách để khai thác tốt nhất để phát huy cao độ năng lực sáng tạo của các nhà

khoa học, các nhà trí thức, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, các công cụ thông tin, tuyên truyền trong cả nước. Đồng thời phải khuyến khích, ủng hộ mọi tìm tòi sáng tạo trong suy nghĩ, nghiên cứu; phải đảm bảo cho các công dân quyền tự do tư tưởng, quyền được nói thẳng nói thật, quyền được biết sự thật và đấu tranh bảo vệ chân lý. Đồng thời còn phải tạo nên dư luận xã hội tích cực, lành mạnh để khẳng định cái đúng, cái mới, cái tốt trong xã hội. Tuy nhiên cần phải đề phòng và ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận nói trái quan điểm, đường lối và Nghị quyết của Đảng, xuyên tạc sự thật, vu khống cán bộ, nói xấu Đảng, Nhà nước và làm ăn bất chính, đó là những điều hết sức nguy hiểm. Tránh sự áp đặt tư tưởng, sự khống chế về hành động đối với nhân dân.

Như Bác Hồ đã dạy: "Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm"1

. Muốn vậy phải đặt dân chủ hóa trong lĩnh vực này trên tinh thần luôn luôn đổi mới. Đại hội VI đã đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đổi mới tư duy, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm giáo điều và bảo thủ, xây dựng tư duy lý luận khoa học, tạo ra sự chuyển biển mạnh mẽ về phương pháp và phong cách làm việc của cán bộ đảng viên và quần chúng là sự thể hiện tập trung những vấn đề vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài của dân chủ hoá tư tưởng - văn hóa và ý thức xã hội.

Đổi mới và dân chủ hóa xã hội tạo ra cơ hội để mỗi người có thể bộc lộ và phát triển tốt nhất những khả năng, sở trường của mình, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội và cũng là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của cá nhân. Bởi dân chủ không chỉ gắn với dân sinh mà còn gắn với dân trí. Chỉ khi nào mọi người trong xã hội được trau dồi ngày càng tốt hơn về ý thúc chính trị, về học vấn và văn hóa, được tích lũy về kinh nghiệm chính trị và quản lý xã hội thì sẽ hình thành

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 1 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)