Tính kế thừa trong quá trình hình thành phát triển ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 71 - 72)

III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hộ

c.Tính kế thừa trong quá trình hình thành phát triển ý thức xã hộ

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước.

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu của lịch sử tư tưởng nhân loại, cụ thể là: Triết học Cổ điền Đức; Kinh tế chính trị học Cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Sự kế thừa của ý thức xã hội là kế thừa có chọn lọc, nghĩa là chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ và lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ của ý thức xã hội cũ. Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của các giai

cấp nhất định. Các giai cấp tiên tiến tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, còn các giai cấp lỗi thời, phản động thì duy trì các tư tưởng lạc hậu, bảo thủ.

Ý nghĩa: Khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức thì không những phải vạch ra tính chất khoa học, phản tiến bộ của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện hiện tại mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử.

Ví dụ: Giai cấp phong kiến các nước tây Âu thời trung cổ ra sức khai thác triết học Platôn, Arixtốt.

Quan điểm của Đảng ta trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế: “phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới”.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 71 - 72)