Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: là giai đoạn đầu tiên của phép biện chứng

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 33 - 34)

trong lịch sử triết học. Các nhà triết học của phương Đông và phương Tây đều thừa nhận vũ trụ sinh thành biến hoá trong những mối dây liên hệ vô tận. Tuy nhiên do dựa trên quan sát trực quan , chưa phải là kết quả của nghiên cứu khoa học nên các nhà triết học chỉ thấy những mối liên hệ mà không chú ý đến nguồn gốc của những mối liên hệ đó.

- Phép biện chứng duy tâm: phát triển trong giai đoạn triết học cổ điển Đức, xuất phát từ Kant và đạt đến đỉnh cao là phép biện duy tâm của Hêghen, nó coi cái biện chứng của "Ý niệm tuyệt đối" của "Lý tính thế giới" sinh ra cái biện chứng của thế giới khách quan. Nói cách khác: nó coi sự vận động, biến đổi, phát triển của Ý niệm, ý thức sinh ra sự vận động biến đổi, phát triển của tự nhiên, xã hội.

- Phép biện chứng duy vật, do Mác-Ăngghen xây dựng và sau này được Lênin phát triển. Nó là sự kết hợp giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật. Nó coi cái biện chứng của thế giới khách quan sinh ra và quyết định cái biện chứng của ý thức, ý niệm. Phép biện chứng duy vật là công cụ sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới.

2. Phép biện chứng duy vật

a) Khái niệm

- Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy

luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”

- Khi nhấn mạnh vai trò của mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”

- Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”

b) Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật và khoa học.

- Trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

- Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 33 - 34)