Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 54 - 57)

Đây là hai giai đoạn nhận thức khác nhau về chất của cùng một quá trình nhận thức thống nhất, chúng có vị trí, vai trò khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn với hoạt động thực tiễn,với sự tác động trực tiếp của sự vật, mới chỉ dừng lại phản ánh những thuộc tính riêng lẻ, không bản chất của sự vật, thì nhận thức lý tính đi sâu vào phản ánh những mối liên hệ bản chất, quy luật bên trong của sự vật, giúp con người có thể cải tạo

biến đổi sự vật. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính và đến lượt mình, nhận thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng, ngày càng phản ánh đúng đắn hơn về sự vật.

Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người chưa thể khẳng định được những tri thức đó là chân lý hay sai lầm. Để khẳng định điều này, nhận thức tất yếu phải trở về thực tiễn để kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nếu nhận thức đó là đúng thì trở thành chân lý, nếu sai con người phải nhận thúc lại. Cứ như vậy làm cho nhận thức con người không ngừng phát triển.

Như vậy, có thể thấy quy luật chung của quá trình vận động, phát triển của nhận thức chính là: từ thực tiễn đến nhận thức – tái thực tiễn – tái nhận thức- vv… Quá trình này không có điểm cuối cùng, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt được những tri thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về hiện thực khách quan.

b) Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn

- Khái niệm chân lý

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chân lý là những tri thức của con người có nội dung phản ánh phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.

- Các tính chất của chân lý

+ Tính khách quan: nội dung phản ánh của chân lý là do thế giới khách quan quy định, không phụ thuộc vào ý thức con người.

+ Tính tuyệt đối và tính tương đối: Chân lý tuyệt đối là những tri thức của con người phản ánh đúng hoàn toàn đầy đủ về thế giới, xét theo sứ mệnh và khả năng nhận thức của loài người nói chung. Chân lý tương đối là những tri thức của con người phản ánh đúng về thế giới, nhưng chưa đúng hoàn toàn đầy đủ, cần phải tiếp tục được bổ sung phát triển, bởi vì thế giới luôn vận động biến đổi, còn nhận thức con người thì lại bị hạn chế ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Mối quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối: chân lý tuyệt đối là tổng số của chân lý tương đối còn chân lý tương đối là những nấc thang của chân lý tuyệt đối, bổ sung cho chân lý tuyệt đối.

+ Tính cụ thể của chân lý là những tri thức đúng của con người về thế giới gắn liền với một đối tượng xác định, trong một không gian thời gian cụ thể trong mối quan hệ cụ thể.

- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

+ Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

+ Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ song trùng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Trong nhận thức con người phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý; phải coi chân lý là một quá trình, thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong việc cải biến tự nhiên và xã hội.

+ Coi trọng tri thức khoa học và vận dụng sáng tạo vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Câu hỏi thảo luận

Câu 1: Anh chị hãy trình bày Phép biện chứng và Phép biện chứng duy vật? Phân tích

đặc trưng và vai trò của Phép biện chứng duy vật? cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày khái quát Hai nguyên lý cơ bản của Phép biện chứng

duy vật? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế?

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày khái quát các cặp phạm trù cơ bản của Phép biện chứng

duy vật? Cho ví dụ minh họa?

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày khái quát các quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy

vật? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của mỗi quy luật? Cho ví dụ minh họa?

Câu 5: Anh (chị) hiểu như thế nào về thực tiễn và nhận thức? Phân tích vai trò của thực tiễn

Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 1. Mục tiêu, nhiệm vụ

Mục tiêu

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội; là kết qủa của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại; đó là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác, bởi "Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia", đồng thời, "chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế - xã hội" theo quan điểm duy vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, yêu cầu: Nghe giảng và tự nghiên cứu tài liệu để nắm được nội dung cơ bản như sau:

- Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

- Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 54 - 57)