Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 46)

hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

- Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập. Mặt đối lập trong quy luật này, là một phạm trù triết học dùng để chỉ những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng..

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề. Sự đấu tranh của các mặt đối lập

là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.

*. Tính chất của mâu thuẫn

- Tính khách quan: mâu thuẫn là thuộc tính vốn có của sự vật.

- Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong từng điều kiện cụ thể và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

b) Quá trình vận động của các loại mâu thuẫn

*. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền để tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại.

Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm "sự đồng nhất" của các mặt đó. Vì vậy, trong quá trình vận động của mâu thuẫn, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa chúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 46)