Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 67 - 70)

III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hộ

a)Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hộ

Tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản: phương thức sản xuất (lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất), điều kiện tự nhiên hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số. Trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Ý thức xã hội

- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

- Phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân: ý thức cá nhân cũng phản ánh tồn tại xã hội ở những mức độ khác nhau song không phải bao giờ ý thức cá nhân cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định

- Kết cấu của ý thức xã hội.

+) Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.

Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.

+) Tâm lý xã hội và tư tưởng xã hội.

Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.

Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của xã hội. Hệ tư tưởng không khoa học phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc mối quan hệ vật chất của xã hội.

- Các hình thái ý thức xã hội: +) Ý thức chính trị:

Xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước

Ý thức chính trị thể hiện ở hai cấp độ: Tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Ý thức chính trị (đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Thông qua nhà nước nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và giữ vai trò chủ

đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tác động tích cực hoặc tiêu cực của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng của giai cấp mang hệ tư tưởng đó.

+) Ý thức pháp quyền

Cũng như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước. Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.

Ý thức pháp quyền luôn luôn mang tính giai cấp, nó củng cố và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

+) Ý thức đạo đức

Khác với ý thức chính trị và pháp quyền, ý thức đạo đức tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của loài người.

Ý thức đạo dức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng...và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội

Trong tiến trình phát triển của xã hội, đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội, như kính trọng người già, yêu mến trẻ em, thương cảm người tàn tật...

Tuy nhiên trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp.

+) Ý thức khoa học

Ý thức khoa học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, là hình thái tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgíc trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật. Phân loại khoa học:

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, khoa học chia thành: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn

Căn cứ vào vai trò, tác dụng của khoa học: khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng Căn cứ vào cấp độ: Kinh nghiệm và lý luận

+) Ý thức thẩm mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp.

Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật bao giờ cũng mang tính giai cấp +) Ý thức tôn giáo

Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.

Nguồn gốc của tôn giáo:

Nguồn gốc nhận thức: trình độ chinh phục tự nhiên thấp kém  bất lực  tin có lực lượng thần bí tồn tại chi phối họ.

Nguồn gốc xã hội: do áp bức giai cấp  nhân dân cực khổ  cầu cứu ở trời, lực lượng siêu nhiên, tin vào số mệnh...

Ý thức tôn giáo là hình thái ý thức xã hội có tính tiêu cực, nó thực hiện chức năng chủ yếu của mình là đền bù hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù hư ảo

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 1) (Trang 67 - 70)