- Về thực hiện các mối quan hệ công tác của chi bộ.
2.2.5. Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác cán bộ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
tưởng Hồ Chí Minh
Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ. Vì vậy, công tác cán bộ luôn luôn là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Cán bộ là gốc của mọi công việc
Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [44, tr.269].
“Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [44, tr.273]. Trong Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá (20 - 2 - 1947), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được [44, tr.54].
Lời dạy đó của Người vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa vô cùng to lớn khi nước ta đang ở vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất trong sáng, có năng lực và trí tuệ ngang tầm với nhiệm vụ, yêu cầu mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định:
Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân [20, tr.136]. Trong đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong Quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực tốt là khâu then chốt nhằm đưa Đảng bộ Quân đội lên chất lượng mới, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện theo hướng Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Nắm vững những quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ và tiêu chuẩn chung của cán bộ được xác định trong Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá X). Xây dựng đội ngũ cán bộ trong Đảng bộ Quân đội nói chung và đội ngũ cán bộ ở chi bộ đại đội nói riêng, cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII là:
Xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng, cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức cơ bản và chuyên
môn hoá, đạt độ tuổi theo luật định. Coi trọng công tác quy hoạch, quản lý, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ; thực hiện dân chủ khách quan, công tâm trong xem xét đánh giá cán bộ, nhất là về phẩm chất, đạo đức, năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm, thái độ đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực, chạy chọt trong công tác cán bộ… [23, tr.35]. Đội ngũ cán bộ trong Đảng bộ Quân đội nói chung và trong chi bộ đại đội nói riêng phải đạt được những tiêu chuẩn đã được xác định trong nghị quyết 93, nghị quyết 94 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay càng phải thể hiện được 5 chữ: Trí, dũng, nhân, tín,
liêm, trung như Bác từng mong muốn:
Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là: Phải: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung.
Trí là phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suy xét địch cho đúng.
Tín là phải làm cho người ta tin mình.
Dũng là không được nhút nhát, phải can đảm, dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh.
Nhân là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ. Đối với địch hàng, ta phải khoan dung.
Liêm là chớ tham của, chớ tham sắc, tham sắc thì hay bị mỹ nhân kế, chớ tham danh vọng, tham sống.
Trung là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng [44, tr.479].
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội hiện nay, trước hết phải nâng cao trình độ nhận thức, năng lực công tác cho cán bộ các cấp, nhất là trình độ huấn luyện và năng lực trong quản lý chỉ huy bộ đội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII đã xác
định: “Tập trung giải quyết đủ số lượng cán bộ cơ sở để từ năm 2008 có đủ trung đội trưởng, trong đó có 60 đến 70% qua đào tạo dài hạn, đủ cán bộ chính trị đại đội…” [23, tr.35]. Đối với các chi bộ đại đội, phấn đấu từ năm 2010 trở đi có 80% cán bộ trung đội và đại đội qua đào tạo cơ bản; xếp đủ các chức danh ở cấp đại đội, nhất là chính trị viên đại đội. Chú trọng trong việc đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và kịp thời đề nghị cho đi học chuyển loại chính trị để đáp ứng với yêu cầu hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên theo Nghị quyết số 51 - NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 513 - NQ/ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương.
Đối với Trường sĩ quan chính trị - cái nôi đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cho toàn quân, trong công tác tuyển sinh cần thực hiện tuyển sinh đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội từ quân nhân, sinh viên đã tôt nghiệp đại học và chuyển loại cán bộ chính trị từ nguồn trung đội phó, trung đội trưởng hoặc đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp đồng thời phát huy vai trò của các học viện, các trường sĩ quan của các quân, binh chủng trong việc đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị phân đội binh chủng để kịp thời đáp ứng yêu cầu bố trí đủ đội ngũ chính trị viên ở các đại đội, ưu tiên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là con em các dân tộc thiểu số. Khi cán bộ chính trị cấp phân đội đã tốt nghiệp ra trường phải ưu tiên bố trí ở các đại đội làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, ở những vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ cấp phân đội làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn gian khổ, giữa cơ quan và đơn vị, giữa quân chủ lực và quân địa phương để bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ, chống tình trạng chạy chọt để được vào những nơi ít khó khăn gian khổ, những đơn vị đóng quân ở gần trung tâm…
Nâng cao vai trò tiền phong gương mẫu, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trung đội, đại đội. Cán bộ trung đội đại
đội là đội ngũ trực tiếp quản lý, chỉ huy và huấn luyện bộ đội. Do vậy, họ phải là tấm gương mẫu mực về mọi mặt để giáo dục động viên bộ đội. Họ phải biết nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tác phong gần gũi, gắn bó với chiến sĩ, quan tâm, chăm lo đến tâm tư nguyện vọng, đến đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ trong đơn vị. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh khi Bác căn dặn đội ngũ cán bộ trong Quân đội: “Đội trưởng và chính trị phái viên phải tỏ tinh thần và năng lực lãnh đạo của mình. Khó khăn nguy hiểm chừng nào thì hai người ấy phải xung phong trước chừng ấy để dìu dắt bộ đội” [43, tr.479].
Luôn luôn gần gũi với chiến sĩ trong đại đội thực chất cũng chính là thực hiện tốt lời dạy của Bác: Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm,
thể hiện tác phong nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, có như vậy hiệu quả mới cao, mới được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị yêu mến, tín nhiệm.
Trong đánh giá, đề bạt cán bộ hàng năm phải thực thực hiện nghiêm
túc nguyên tắc và các quy định trong công tác cán bộ. Phải lấy kết quả công việc làm thước đo. Hiệu quả công việc chính là sản phẩm quá trình công tác của cán bộ. Hiệu quả công việc được thể hiện bằng sự vững mạnh toàn diện của đại đội, lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ sẽ khích lệ, động viên, phát huy được trí tuệ, tài năng, khắc phục được căn bệnh hình thức, tư tưởng trông chờ, ỷ lại.