Tập trung làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ chính trị viên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đại đội trong đảng bộ quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 68 - 81)

- Về thực hiện các mối quan hệ công tác của chi bộ.

2.2.1. Tập trung làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ chính trị viên

nhiệm của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ chính trị viên trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tập trung làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, trách nhiệm mà trước hết là về tư tưởng cho đội ngũ cấp uỷ, cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội.

Hiện nay, trong xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, bên cạnh những thuận lợi còn có không ít những khó khăn tác động. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã làm cho so sánh lực lượng

theo hướng bất lợi cho chủ nghĩa xã hội. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình” gây bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó làm phi chính trị hoá quân đội là một trọng điểm. Bên cạnh đó những mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh tạo nên sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo, sự khác nhau về lối sống, tình cảm của các tầng lớp dân cư, xu hướng sùng ngoại, chạy theo đồng tiền, lối sống thực dụng, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của không ít cán bộ đảng viên…đã tác động không nhỏ tới tư tưởng, nhận thức, tình cảm của cán bộ, đảng viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội.

Trước tình hình đó, công tác tư tưởng chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, các chi bộ đại đội nói riêng cần phải được tăng cường hơn nữa để nhằm làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, có nếp sống chính quy, có trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Do vậy, các cấp ủy chi bộ đại đội cần tập trung lãnh đạo tốt việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương về nâng

cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nắm vững những quy định của Ban Bí thư

về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là chức năng, nhiệm vụ của chi bộ đại đội; nắm chắc các văn bản, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Tổng cục Chính trị về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và

đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người đã có những luận điểm nổi tiếng về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trong

quá trình xây dựng Đảng, Người rất chú trọng công tác truyền bá lý luận cách mạng; Khi tìm được ánh sáng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã tìm mọi cách để truyền bá về nước nhằm thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Đường Cách mệnh, chính là một trong những tác phẩm nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Trong đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “VÌ SAO PHẢI VIẾT SÁCH NÀY?” và Người đã tự giải nghĩa: “…Mục đích viết sách này là để nói cho đồng bào ta biết rằng: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh…” [42, tr.261].

Từ yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền và tác chiến của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã thấy rõ là cần phải xây dựng lực lượng vũ trang để giáo dục giác ngộ, thức tỉnh nhân dân, đồng thời lực lượng vũ trang cũng là lực lượng trực tiếp để tác chiến, để đánh đổ bộ máy thống trị bạo lực của kẻ thù. Trong chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội, Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo xây dựng củng cố tổ chức Đảng trong quân đội. Khi lãnh đạo chỉ đạo xây dựng đội du kích. Người đã trực tiếp thành lập chi bộ Đảng và lựa chọn người bầu ra chi uỷ để lãnh đạo.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo và giáo dục, nên Người đặc biệt quan tâm xây dựng Quân đội vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bằng công tác tư tưởng và tổ chức phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục giác ngộ để từ đó xây dựng bản chất cách mạng, xác định mục tiêu lý tưởng chiến đấu cho Quân đội làm cho Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, không có tổ chức Đảng trong Quân đội thực sự trong sạch và vững mạnh thì công tác chính trị của Đảng đối với Quân đội sẽ rất hạn chế, sẽ không phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng trong Quân đội. Đó là nguồn gốc có ý nghĩa quyết định sự trưởng thành thắng lợi, bảo

đảm cho Quân đội ta luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân.

Trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa II, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn cho Quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho họ có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [45, tr.464].

Báo cáo trước hội nghị lần thứ IV, BCHTW Đảng khóa II, Hồ Chí Minh khẳng định:

Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải bảo đảm sự chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự và về mặt chính trị. Vì vậy cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội [46, tr.14].

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay, các cấp ủy chi bộ đại đội cần tập trung giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng; về nguyên tắc lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với Quân đội; vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở của các chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó chức năng hàng đầu của các chi bộ đại đội là phải tập trung giáo dục nâng cao chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và hạ sĩ quan, chiến sĩ trong từng đại đội.

Giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và hạ sĩ quan, chiến sĩ trong đơn vị chính là trang bị cho họ thế giới quan, phương pháp luận khoa học nhằm củng cố lập trường quan điểm, giác ngộ chính trị, nâng cao tri thức toàn diện, tinh thần nhiệt tình cách mạng, chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chức trách. Khắc phục được những mơ hồ và những biểu hiện tiêu cực khác, là cơ sở để xây dựng các phẩm chất cần thiết khác của người cán bộ, đảng viên và người quân nhân cách mạng.

Nói chuyện tại hội nghị chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp trong quân đội (16 - 5 - 1957), Hồ Chí Minh nói: “Tiến hành chỉnh huấn phải nắm vững

phương châm giáo dục nâng cao tư tưởng vô sản, khắc phục tư tưởng sai lầm, biểu dương ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm bằng cách kiên nhẫn giáo dục thuyết phục, phát huy tinh thần tự giác của mỗi người” [47, tr.352].

Tập trung giáo dục để làm chuyển biến sâu sắc ý thức trách nhiệm của cấp ủy, của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà tập trung trước hết là đội ngũ chính trị viên đại đội. Bởi vì đội ngũ bí thư chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam thường là chính trị viên đại đội. Đặc biệt hiện nay toàn quân đang thực hiện Nghị quyết số 51/NQ - TW ngày 20 -7 - 2005 của Bộ Chính trị về Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ

một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, vị trí vai trò của người chính trị viên

đại đội là vô cùng quan trọng, điều này đã được Hồ Chí Minh xác định ngay từ khi Quân đội mới ra đời. Trong Thư gửi Hội nghị chính trị viên (3/1948), Hồ Chí Minh viết: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt” [44, tr.392].

Theo Hồ Chí Minh, người chính trị viên đại đội phải thực sự thân thiết, gần gũi với bộ đội, phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, phải là người đầu tầu gương mẫu trong xây dựng khối đoàn kết thống nhất, trong đơn vị; trong tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng; trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân; đối với địch phải biết tuyên truyền khôn khéo. Cũng trong thư gửi Hội nghị chính trị viên, Bác viết:

Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa, và đường lối chính trị trong bộ đội…

Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn…

Đối với nhân dân, nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội…

Đối với quân địch, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta [44, tr.393].

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, các cấp ủy chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng đề góp phần xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho Quân đội.

Nội dung giáo dục phải toàn diện:

Theo Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam phải được xây dựng vững mạnh toàn diện đáp ứng với yêu cầu hoạt động quân sự. Do vậy, phải giáo dục giác ngộ để cán bộ chiến sĩ có phẩm chất chính trị tinh thần vững vàng, có bản lĩnh và ý chí chiến đấu ngoan cường; có trình độ kỹ chiến thuật giỏi; có sức khoẻ bền bỉ dẻo dai; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh; có đạo đức cách mạng trong sáng...

Trong Thư gửi lớp “Chuẩn bị tổng phản công” Trường trung học lục

quân Trần Quốc Tuấn (9 - 11 - 1949), Hồ Chí Minh viết: “Vậy các cháu phải

ra sức thi đua: Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ. Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo. Trau dồi tinh thần cho vững chắc. Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng” [44, tr.707].

Bài nói chuyện tại trường chính trị trung cấp quân đội (25 - 10 - 1951),

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu anh em tư tưởng vững, chính trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khỏe mạnh thì nhất định thắng. Trái lại, nếu anh em chính trị khá, nhưng quân sự kém, hoặc chính trị, quân sự đều khá nhưng thân thể yếu đuối thì cũng không thắng được” [45, tr.320].

Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm và giác ngộ

chính trị của cán bộ, đảng viên cụ thể là sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới.

Đây là nội dung cơ bản bao trùm và chi phối nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên để nâng cao khả năng luận giải có tính thuyết phục những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn ở cơ sở.

Xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện nhưng trong đó lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở.

Ở nước ta Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Quá trình xây dựng Quân đội đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn. Do vậy sự vững mạnh toàn diện chỉ có thể đạt được trên cơ sở vững mạnh về chính trị. Cốt lõi của xây dựng Quân đội về chính trị hiện nay là xây dựng và không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và bản chất giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ. Nền tảng của xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội.

Đồng thời xây dựng Quân đội về chính trị nghĩa là phải xác định được chức năng nhiệm vụ cho Quân đội; phải làm cho Quân đội thấm nhuần tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của Quân đội đều đem lại lợi ích cho nhân dân, bảo vệ lợi ích cho nhân dân và dân tộc. Vì vậy phải tin vào dân, dựa chắc vào nhân dân, biết phát huy những giá trị truyền thống văn hoá, quân sự của dân tộc.

Hai là, nâng cao nhận thức về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc; nhiệm vụ

của Quân đội, nâng cao chất lượng tổng hợp của các đại đội theo các chức năng: chiến đấu; công tác và lao động sản xuất.

Đây là nội dung chủ yếu thường xuyên của giáo dục chính trị tư tưởng. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay cần tập trung nâng cao nhận thức về sự phát triển mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay đã được Đại hội X xác định là:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ [20, tr.108-109].

Đồng thời nâng cao nhận thức về sự phát triển đất nước, từ đó củng cố niềm tin vào sức mạnh chiến đấu của đơn vị để không ngừng nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của các đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày nay, tư duy về quốc phòng và an ninh có sự phát triển, gắn quốc phòng với an ninh, gắn xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân với an ninh nhân dân trên phạm vi quốc gia cũng như trên từng địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là trên các địa bàn chiến lược; xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc.

Trong thời kỳ đổi mới, mối quan hệ biện chứng giữa hai lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh đã được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Mục tiêu của sự kết hợp ấy là khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đại đội trong đảng bộ quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w