Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc, chế độ nề nếp trong sinh hoạt đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tích cực đổi mới nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đại đội trong đảng bộ quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 91 - 95)

- Về thực hiện các mối quan hệ công tác của chi bộ.

2.2.4. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc, chế độ nề nếp trong sinh hoạt đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tích cực đổi mới nộ

hoạt đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tích cực đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Hiện nay, toàn quân đang thực hiện Nghị quyết số 51/ NQ-TW ngày 20/07/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của

Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội. Trên cơ sở đó và trên cơ sở nguyên tắc tập

trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, các chi bộ cụ thể hoá và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Tập thể chi bộ quyết định nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp chủ yếu, toàn diện để lãnh đạo đại đội tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, nhiệm vụ chính trị của đại đội và thực tiễn hoạt động của đơn vị, từ đó chi bộ ra nghị quyết lãnh đạo bảo đảm sát đúng với tình hình, nhiệm vụ của đại đội. Sau khi có nghị quyết lãnh đạo, cấp uỷ phải chịu trách nhiệm phổ biến nghị quyết của chi bộ đến mọi tổ chức, mọi lực lượng trong đơn vị, từ đó phân công từng uỷ viên, từng đảng viên đảm nhiệm theo từng mặt công tác đã được xác định. Trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, chi uỷ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên phát huy mặt tích cực, uốn ắn, điều chỉnh những sai trái, lệch lạc, bảo đảm cho nghị quyết của chi bộ được thực hiện nghiêm túc, triệt để và có hiệu quả.

Giữ vững và thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình:

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, ở mục Đạo đức và tư cách người

cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Nói về Đảng, một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính [44, tr.261].

Theo Hồ Chí Minh: Tự phê bình, phê bình phải ráo riết triệt để, thật thà không nể nang, không thêm bớt, cách phê bình phải thành khẩn, thấm đượm

lòng nhân ái, không phải phê bình là để soi mói, phải công khai tránh thái độ dấu bệnh, dấu thuốc. Lấy tự phê là chính, trên làm gương cho dưới.

Tự phê bình và phê bình nhằm củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, làm cho Đảng vững mạnh, cán bộ, đảng viên trưởng thành, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ: “Mục đích phê bình và tự phê bình là để cho mình tiến bộ, quân đội và nhân dân tiến bộ, để tăng thêm tình đoàn kết giữa cán bộ với cán bộ, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa quân đội với nhân dân” [45, tr.321].

Để tự phê bình và phê bình ở các chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cao cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

Trước hết chi uỷ, đảng viên là cán bộ cấp trên phải thực sự gương mẫu tự phê bình và phê bình và sửa chữa khuyết điểm, có thái độ kiên quyết và công minh với những sai lầm, khuyết điểm của đảng viên cấp dưới.

Mặt khác, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có nhận thức đúng và có phương pháp đúng khi tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình phải vì sự thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đại đội, vì sự tiến bộ của đồng chí, đồng đội. Đấu tranh phê bình phải có lý, có tình, chân thành, thẳng thắn, không ích kỷ, hẹp hòi. Phải chống việc lợi dụng tự phê bình và phê bình để nói xấu, làm mất uy tín của nhau, chống lợi dụng tự phê bình và phê bình để trù dập, trả thù cá nhân…

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ:

Chi bộ là tổ chức tế bào của Đảng, là đơn vị lãnh đạo nhiệm vụ chiến đấu của Đảng ở cơ sở, là nơi gắn liền Đảng với quần chúng, nơi vận động tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nơi phản ánh những ý kiến, kinh nghiệm và nguyện vọng của đảng viên và quần chúng, kịp thời lên cấp trên. Chi bộ cũng là nơi trực tiếp quản lý đảng viên, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị tư tưởng, phẩm

chất năng lực công tác của đảng viên, là nơi kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Sinh hoạt chi bộ gồm ba hình thức cơ bản: sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình.

Sinh hoạt là biểu hiện sức sống, sự tồn tại của một tổ chức, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng Cộng sản. Nếu tổ chức Đảng không tổ chức sinh hoạt, hoặc sinh hoạt mang tính chất hình thức qua loa sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ra nghị quyết, ảnh hưởng tới việc thực hiện nghị quyết. Sinh hoạt chi bộ chất lượng thấp sẽ không nâng cao được nhận thức tư tưởng, năng lực hành động và trách nhiệm của đảng viên.

Một buổi sinh hoạt chi bộ có chất lượng biểu hiện ở chỗ, đề ra được nghị quyết lãnh đạo đúng nhiệm vụ của đơn vị, có tác dụng giúp đảng viên nắm vững quan điểm đường lối chính sách của Đảng, tiếp nhận thông tin, kinh nghiệm và hiểu biết mới, tăng thêm ý thức trách nhiệm, đề cao tự phê bình và phê bình, đoàn kết giúp đỡ nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Kinh nghiệm thực tiễn ở các chi bộ đại đội trong Đảng bộ Quân đội thời gian qua cho thấy: Ở chi bộ nào buông lỏng sinh hoạt, sinh hoạt thiếu nội dung chính trị, tư tưởng thiết thực, nghị quyết lãnh đạo dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm đều dẫn đến hạ thấp vai trò lãnh đạo của chi bộ và thiếu tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, đơn vị chuyển biến chậm, kỷ luật lỏng lẻo, sự gắn bó giữa Đảng với quần chúng bị suy yếu.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cần tập trung làm tốt các vấn đề sau:

Một là, duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ theo quy định Điều lệ Đảng,

hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, tuyệt đối không coi nhẹ hình thức nào, sinh hoạt chi bộ phải thể hiện tính lãnh đạo, tính giáo dục và chiến đấu cao, khắc phục biểu hiện “hành chính hóa” công tác lãnh đạo của chi bộ.

Hai là, lựa chọn nội dung sinh hoạt hàng tháng phải sát với nhiệm vụ

thực tế của đơn vị, sinh hoạt chi bộ hàng tháng chỉ tập trung vào giải quyết một đến hai vấn đề trọng tâm như: huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nề nếp chính quy, chấp hành kỷ luật...tạo ra sự chuyển biến thiết thực ngay trong tháng.

Ba là, nêu cao trách nhiệm của bí thư và chi ủy trong chuẩn bị dự thảo

nghị quyết, chuẩn bị tài liệu học tập và nội dung sinh hoạt.

Bốn là, tổ chức sinh hoạt nghiêm túc, phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện

đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tự phê bình và phê bình.

Năm là, tiếp tục đổi mới quy trình ra nghị quyết, theo tinh thần nghị

quyết trung ương sáu (lần 2) khóa VIII, nội dung sinh hoạt chi bộ phải tập trung vào kiểm điểm vai trò lãnh đạo của chi ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.

Sáu là, coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung và sửa đổi hoàn chỉnh

quy chế lãnh đạo của chi ủy, tăng cường kiểm tra thực hiện và kiên quyết thực hiện đúng quy chế của chi ủy. Xử lý nghiêm những vi phạm quy chế của chi ủy đã xác định.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đại đội trong đảng bộ quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w