MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT TRONG SỬ DỤNG CNTT-TT

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Tin học (Phục vụ thăng hạng viên chức hành chính): Phần 1 (Trang 32 - 34)

TRONG SỬ DỤNG CNTT-TT

1.6.1. Bản quyền

Khoản 2 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 qui định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm việc truy nhập và sử dụng thuận lợi thông tin số. Tổ chức, cá nhân có quyền tự do sử dụng thông tin số vào mục đích chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. Việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số phải bảo đảm không vi phạm quy định về nội dung thông tin số và các quy định pháp luật khác có liên quan, được liệt kê về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm các hành vi “xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật” (Điều 12 Luật Công nghệ thông tin). Trích dẫn thông tin số, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nêu rõ nguồn của thông tin đó, không được trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đã có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép (Điều 15 Luật Công nghệ thông tin).

Điều 34 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền tác giả và quyền liên quan qui định trường hợp không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được lữu trữ tự động, trung gian, tạm thời do yêu cầu kỹ thuật nếu hoạt động lưu trữ tạm thời nhằm mục đích phục vụ cho việc truyền đưa thông tin và thông tin được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa. Đồng thời, tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số có trách nhiệm tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức, cá nhân cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số thì cần xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số để thiết lập trang thông tin điện tử và danh sách chủ sở hữu thông tin số được lưu trữ bởi tổ chức, cá nhân đó, tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin số hoặc loại bỏ thông tin số trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngừng cho tổ chức, cá nhân khác thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin (Điều 18 Luật Công nghệ thông tin). Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 19 Luật Công nghệ thông tin, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ngừng cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm

đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đó là trái pháp luật.

Theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006, nhà cung cấp dịch vụ trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo có trách nhiệm thông báo, loại bỏ nội dung thông tin số trái pháp luật. Về thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng, Điều 21, 22 Luật công nghệ thông tin qui định tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm thông báo về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân, chỉ được sử dụng đúng mục đích và lưu trữ có thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thoả thuận, tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ, kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin thông tin cá nhân theo yêu cầu của người đó. Việc cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định hoặc được sự đồng ý của người đó. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân.

Điều 69 Luật Công nghệ thông tin cũng qui định việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tức là việc tạo lập, sử dụng các nội dung thông tin số

chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật công nghệ thông tin và Luật sở hữu trí tuệ.

1.6.2. Bảo vệ dữ liệu 1.6.2.1. An toàn thông tin

Một trong những thách thức to lớn nhất trong việc bảo vệ thông tin khỏi tin tặc đối với thông tin đang lưu trữ trên hệ thống. Rất nhiều người sử dụng thường lưu toàn bộ lịch sử các cuộc liên lạc, địa chỉ liên lạc, tài liệu trên máy tính xách tay hoặc điện thoại di động.

Tương tự như việc giữ thông tin liên lạc an toàn bằng việc mã hóa, là cách bảo vệ thông tin một cách an toàn. Máy tính có thể được khóa lại với mật mã, mã số PIN. Đối với tin tặc, việc truy cập vào hệ thống có mức bảo mật thông thường là chuyện không khó, do đó cần mã hóa toàn bộ dữ liệu, không nên chỉ mã hóa vài thư mục vì thông qua các tệp tin không mã hoá sẽ thâm nhập vào hệ thống.

1.6.2.2. Tạo lập máy bảo mật

Duy trì một môi trường bảo mật có thể rất khó khăn. Ở điều kiện lý tưởng nhất là có thể thay đổi mật mã, thói quen truy cập, tổ chức thông tin, địa chỉ lưu giữ trên máy tính hoặc hệ thống mạng.

Có thể cài đặt một hệ điều hành tập trung vào vấn đề bảo mật; sử dụng máy tính bảo mật để giữ bản chính, còn làm việc trên hệ thống máy thông thường. Nếu tập hợp hầu

hết các thông tin giá trị trên một máy tính nên tách khỏi hệ thống mạng khi không sử dụng.

Nên sử dụng thiết bị bảo mật để kết nối Internet, không nên chọn đăng nhập hoặc sử dụng tài khoản thông thường; Hãy tạo tài khoản hoặc hòm thư để sử dụng cho liên lạc từ thiết bị, sử dụng Tor để ẩn đi địa chỉ IP vì phần mềm Tor hỗ trợ việc bảo mật danh tính.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Tin học (Phục vụ thăng hạng viên chức hành chính): Phần 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)