Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố

Một phần của tài liệu 149 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và ĐỊNH GIÁ đại VIỆT THỰC HIỆN (Trang 87 - 92)

Định giá Đại Việt thực hiện

3.4.1.Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Việc thực hiện tìm hiểu thông tin của khách hàng cũ đối với TSCĐ còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy, công ty cần đưa ra yêu cầu thực hiện nghiêm tục, tăng cường thu thập thông, không chỉ đơn thuần là phỏng vấn, trao đổi với khách hàng mà cần tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin khách như sach báo, internet...

Công ty nên thực hiện các cuộc kiểm toán sơ bộ để có thể đánh giá chi tiết, đầy đủ hơn về HTKSNB, tránh việc đến mùa kiểm toán mới đánh giá khiến KTV không có đủ thời gian thực hiện hết các thủ tục cần thiết. Bảng câu hỏi cũng nên được thiết kế chi tiết, cụ thể với từng khách hàng để có thể hiểu cặn kẽ hơn về HTKSNB của đơn vị. KTV có thể thực hiện việc áp dụng các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ như : KTV tiến hành tìm hiểu HTKSNB của đơn vị khách hàng; tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến KSNB hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát của những người thực thi công việc KSNB nhằm đánh giá một cách tin cậy về HTKSNB tại công ty khách hàng.

Đánh giá rủi ro kiểm toán:Chủ nhiệm kiểm toán và các trưởng nhóm có kinh nghiệm cần tổ chức trao đổi, thảo luận để đưa ra tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro

đối với từng nhóm khách hàng dựa theo một tiêu thức nhất định. Ví dụ như cùng đặc điểm, hình thức kinh doanh thì rủi ro của khoản mục TSCĐ có thể có nét tương đồng…. Từ đó, các nhóm làm việc sẽ có cơ sở để đánh giá hiệu quả hơn về mức độ rủi ro. Khi KTV làm việc từ xa, việc đánh giá và xác định rủi ro tổng thể báo cáo tài chính và rủi ro cần thận trọng hơn, không chỉ đối với thủ tục phân tích mà còn đối với việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong việc thực hiện kiểm tra mẫu chọn. Sự hoài nghi nghề nghiệp và tính xét đoán chuyên môn của KTV cần nâng cao hơn bao giờ hết mới có thể giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

Xác định mức trọng yếu: Trưởng nhóm kiểm toán cần nghiên cứu kỹ lại hồ sơ kiểm toán các năm, đánh giá rủi ro của các khoản mục năm nay làm cơ sở tính toán phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng, tính toán sai sót có thể chấp nhận được một cách hợp lý.

Chương trình kiểm toán mẫu TSCĐ: Công ty nên bổ sung các thủ tục cần thiết vào chương trình kiểm toán mẫu, tham chiếu đầy đủ sau khi thực hiện. Chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán cần có trao đổi và xây dựng chương trình kiểm toán dựa vào đặc trưng của từng khách hàng để có thể đạt được hiệu quả cao trong cuộc kiểm toán

3.4.2.Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đối với thủ tục phân tích: Công ty cần hoàn thiện hơn thủ tục phân tích của mình. Trong giai đoạn.thực hiện kiểm toán, KTV.cần áp dụng thủ tục phân.tích bằng cách.ước tính số dư tài.khoản liên quan đến khoản mục.TSCĐ như hao mòn, chi phí khấu hao... Để ước.tính được các số liệu này KTV cần phải.đảm bảo tính độc lập và tin cậy của.các dữ liệu tài chính bằng.cách tính toán dựa vào một.nguồn số liệu bên ngoài. Sau.đó, KTV sẽ tiến hành.so sánh giữa giá trị ghi.sổ và giá trị ước tính, tiến.hành phân tích.nguyên nhân chênh lệch. Ngoài việc tăng cường phân tích ngang, công ty cần áp dụng nhiều hơn các tỷ suất tài chính để đánh giá thực trạng quản lý TSCĐ của khách hàng. Trong phần hành TSCĐ, KTV có thể thu thập và so sánh với số liệu chung của toàn ngành, với số liệu của các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đặc biệt, KTV có thể tính tỷ trọng của khoản mục TSCĐ trên

tổng tài sản, sử dụng Tỷ suất đầu tư và Tỷ suất tự tài trợ để hỗ trợ phân tích. Tỷ suất đầu tư =

Tỷ suất tự tài trợ =

Tỷ suất đầu tư đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và công tác quản lý, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để có giá trị hợp lí riêng. Ví dụ: với ngành thăm dò và khai thác dầu khí, tỷ suất bằng 0.9; với ngành công nghệ luyện kim, tỷ suất bằng 0.7; với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì tỷ suất bằng 0.1- 0.3 là hợp lý….;

Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu được dùng vào đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu;

Bên cạnh đó đối với việc phân tích khấu hao TSCĐ và sửa chữa lớn TSCĐ kiểm toán viên nên tiến hành: so sánh tỷ suất khấu hao TSCĐ tăng năm nay so với số tăng năm trước; so sánh tỷ suất chi phí sửa chữa lớn TSCĐ năm nay trên nguyên giá so với năm trước… Công việc này sẽ giúp KTV giảm thiểu khối lượng công việc cho các thủ tục sau. Thủ tục phân tích sẽ được sử dụng kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy lớn và sức thuyết phục cao. Trong giai đoạn lập kế hoạch, Công ty nên tập trung phân tích tổng quát đối với các biến động tài sản bất thường, và tìm nguyên nhân cho thay đổi đó dựa vào chính sách trong năm của công ty. Khi kết thúc kiểm toán, KTV dựa vào các số liệu đã kiểm toán và các bút toán điều chỉnh để tiến hành phân tích lại những biến động đó. Như vậy, với sự kết hợp thực hiện thủ tục phân tích ở cả ba giai đoạn sẽ tạo ra những thông tin có độ tin cậy cao và đem lại đầy đủ ý nghĩa của thủ tục này.

Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát: KTV cần đi sâu đánh giá thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với ghi nhận TSCĐ nói riêng và quá trình hoạt động của đơn vị nói chung. Bổ sung nguồn nhân lực để có thể đáp ứng thực hiện đầy đủ thủ tục cần thiết. Cũng giống như việc cập nhật, đánh giá về hệ thống KSNB, Công ty cần yêu cầu bắt buộc thực hiện thử nghiệm kiểm soát và có giấy tờ làm việc cũng như hồ sơ photo đầy đủ để thể hiện

toàn bộ quy trình kiểm soát của đơn vị ở các khoản mục trên báo cáo tài chính nói chung và TSCĐ nói riêng.Đối với việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát năm đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê hoặc phi thống kê, nhằm đa đạng lượng mẫu được chọn để có thể đại diện cho tổng thể.

Đối với thủ tục chọn mẫu kiểm toán: Với khách hàng quy mô lớn, phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp, tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách là không thể thực hiện được nên KTV chỉ chọn mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết. KTV thường chỉ chọn mẫu các nghiệp vụ số phát sinh lớn, tuy nhiên các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ cũng dễ xảy ra sai sót. Các mẫu chọn không được kiểm tra trực tiếp cần được xem xét làm thêm các thủ tục như: quy trình của khách hàng về đảm bảo tài liệu scan (chụp) cho KTV và tài liệu gốc là giống nhau; một số các thủ tục cần được thực hiện qua video hay zoom (ví dụ: kiểm kê chọn mẫu) thay vì chỉ bằng điện thoại hay email; trong trường hợp phỏng vấn qua điện thoại, cần xem xét việc có người thứ 3 chứng kiến hay không. Ngoài ra, các thủ tục đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu hay tài liệu mà DN cung cấp cho KTV cũng cần được thực hiện một cách cẩn trọng. KTV có thể áp dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu TSCĐ như sau:

Phương pháp chọn mẫu theo xét đoán: phương pháp này dựa vào kinh nghiệm của KTV, dựa vào phân tích mối quan hệ của các nghiệp vụ để chọn mẫu, thường thích hợp với các KTV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm phát hiện sai phạm;

Phương pháp chọn mẫu có tính hệ thống: theo số thứ tự các nghiệp vụ phát sinh được đánh số từ 1 đến n và khoảng cách mẫu để xác định lấy ra một lượng mẫu nhất định;

Phương pháp chọn mẫu trên cơ sở phân loại: có thể là phân loại theo giá trị hoặc theo thời gian nghiệp vụ phát sinh, phương pháp này sẽ ưu tiên chọn mẫu với số lượng lớn đối với chứng từ có giá trị lớn, những tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều;

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: KTV sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc sử dụng phần mềm máy tính ;

Phương pháp chọn mẫu phân tầng để khắc phục hạn chế về mẫu không đại diện. Cụ thể, KTV lựa chọn các phần tử có giá trị lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua và mức trọng yếu thực hiện. Những nghiệp vụ có giá trị nhỏ hơn, KTV chọn các nghiệp vụ bất thường xảy ra và sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc phần mềm để chọn các nghiệp vụ còn lại. Công ty cần tiến hành nghiên cứu các kỹ thuật, phần mềm tiên tiến hỗ trợ KTV. Đồng thời, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của KTV.

Thực hiện kiểm tra chi tiết: Cần sắp xếp nhân sự tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ là trợ lý có kinh nghiệm, những đơn vị có giá trị tài sản cố định lớn cần ưu tiên trợ lý có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán. Đồng thời tiến hành đào tạo chuyên đề về chứng kiến kiểm kê hằng năm nhằm nâng cao hiểu biết của các trợ lý mới về đặc thù tài sản cố định và quy trình tài sản cố định của khách hàng chứng kiến kiểm kê. Khi sắp xếp nhân viên chứng kiến kiểm kê, cần dựa trên kế hoạch nhân sự tham gia kiểm toán của từng khách hàng để nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê khách nào nằm trong nhóm kiểm toán khách hàng đó. Trường hợp bất khả kháng thì trong buổi họp trước kiểm toán, cần có sự tham gia của nhân viên chứng kiến kiểm kê để trao đổi về tình trạng TSCĐ của đơn vị. Trường hợp kiểm toán viên không thể tham gia kiểm kê do các tình huống không lường trước được, kiểm toán viên phải thực hiện kiểm kê hoặc quan sát việc kiểm kê hiện vật vào một ngày khác, và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các giao dịch xảy ra giữa thời điểm kiểm kê lại và thời điểm đơn vị thực hiện kiểm kê. Hay kiểm toán viên không thể tham gia kiểm kê, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của TSCĐ. Nếu không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế như đã nêu trên, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705.

Sử dụng ý kiến của chuyên gia: Thực tế công việc cho thấy, phí tổn thuê chuyên gia ở nhiều lĩnh vực xấp xỉ bằng phí kiểm toán của khách hàng đó, nên công

ty kiểm toán thường rất hạn chế thuê chuyên gia mà thường vận dụng quan hệ cá nhân của các chủ nhiệm, thành viên BGĐ để có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, làm cơ sở để hình thành ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như đánh giá TSCĐ là các máy móc kĩ thuật cao, sử dụng trong những ngành đặc thù như xây dựng, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền công nghệ, khai thác khoáng sản, hay trữ lượng than, quặng, nhiên liệu trong lòng đất,… cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, bởi chỉ họ mới có những hiểu biết chuyên môn, sự am hiểu tường tận để đánh giá chính xác, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

3.4.3.Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đối với những hạn chế trong việc hoàn thiện giấy tờ làm việc, các trưởng nhóm kiểm toán nên thực hiện kiểm tra giấy tờ làm việc ngay từ khi thực hiện cuộc kiểm toán để đảm bảo các thành viên trong nhóm thực hiện đúng theo mẫu quy định của công ty, đồng thời đảm bảo được tiến trình của cuộc kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.

Sau khi kết thúc kiểm toán tại một khách hàng, Công ty cần sát sao hơn trong công tác kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán. Cần thiết trình bày các thông tin, ý kiến về hạn chế của đơn vị kiểm toán một cách đầy đủ. Các KTV cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu trong hồ sơ kiểm toán. Sau khi hồ sơ kiểm toán đã được soát xét bởi trưởng nhóm cần được soát xét bởi Ban Giám đốc nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và hạn chế tối thiểu rủi ro kiểm toán.

Một phần của tài liệu 149 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và ĐỊNH GIÁ đại VIỆT THỰC HIỆN (Trang 87 - 92)

w