2.2.1. Khái quát về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Công tyTNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt thực hiện TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt thực hiện
a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của công việc kiểm toán.Mục đích chính của bước này là xác định rủi ro của các chiến lược kinh doanh và rủi ro của các sai phạm trọng yếu liên quan đến TSCĐ sau khi đạt được những hiểu biết về khách hàng. Việc này do Chủ nhiệm kiểm toán chính thức thực hiện và lưu ở hồ sơ kiểm toán năm 2020.
Để đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả, trước khi thực hiện lập kiểm toán công ty tiến hành khảo sát tìm hiểu về khách hàng:
Đánh giá khách hàng: Khách hàng gửi thư mời đến công ty bằng một số hình thức như: gmail, điện thoại, thư mời hay gặp trực tiếp. Trong mọi trường hợp yêu cầu của khách hàng phải được thông báo trực tiếp cho Ban giám đốc. Công ty cần đánh giá khách hàng trước khi hợp đồng được kí kết. Được lưu ở hồ sơ kiểm toán năm 2020.
Đánh giá môi trường kiểm soát: Ở bước này, thành viên BGĐ của công ty sẽ xem xét việc KSNB của khách hàng kiểm toán liên quan đến TSCĐ. Tuy vậy, trong thực tế những công ty nhỏ thường không có hệ thống KSNB hữu hiệu. Các thủ thục kiểm toán thường sẽ hướng vào kiểm tra chi tiết. Do đó, tùy vào từng khách hàng kiểm toán có hệ thống KSNB như thế nào, công ty sẽ lựa chọn thủ tục kiểm toán cho thích hợp. Được lưu ở hồ sơ kiểm toán năm 2020.
Tìm hiểu môi trường kinh doanh: Khi bắt đầu công việc kiểm toán, đại diện BGĐ công ty gặp gỡ với đại diện Ban giám đốc của công ty khách hàng và các nhà quản lý liên quan đến công tác kiểm toán. Mục đích khảo sát sơ bộ về khách hàng, đánh giá môi trường kinh doanh, môi trường kiểm soát của khách hàng để có góc nhìn toàn diện về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Từ đó giúp cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao và lưu ở hồ sơ kiểm toán năm 2020.
Các thủ tục phân tích: Thông qua sự phân công công việc cho từng người trong một cuộc kiểm toán, từng người sẽ xem xét và so sánh các số dư một cách tổng quan. Qua đó, các KTV có thể nắm bắt các vấn đề cần lưu tâm cũng như dự đoán các phát sinh trong cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng.
Đánh giá rủi ro: Thông thường, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá đặc điểm kinh doanh, kết quả kinh doanh của khách hàng cũng như chính sách quản lý, kế toán đối với TSCĐ, cùng với đó đánh giá rủi ro kiểm soát thông qua bảng đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ.
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua đối với TSCĐ nói riêng: Chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào BCTC đơn vị cung cấp và dựa vào GTLV của đơn vị để xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) sau đó thông báo với các thành viên của nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế
hoạch trước khi kiểm toán tại đơn vị khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ chưa, cũng như xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua khi KTV tiến hành tổng hợp các sai sót tại đơn vị để xem có đưa ra bút toán điều chỉnh hay không.
Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán: Kết quả của quá trình lập kế hoạch kiểm toán là chương trình kiểm toán. Đây là cơ sở thực hiện công việc cho KTV trong suốt quá trình kiểm toán. Theo đó việc phân công nhân sự cũng như các phần hành công việc, tiến độ thời gian của cuộc kiểm toán đều được lên kế hoạch nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
b) Thực hiện kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm soạn thư báo trước 10 ngày gửi khách hàng để thông báo ngày giờ và nội dung dự định kiểm toán việc soạn thư báo trước được thực hiện bằng điện thoại và email. Thư báo được chuyển cho Trưởng phòng kiểm toán trước khi trình cho Giám đốc ký duyệt. Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt sẽ đưa ra một cuộc họp với bên khách hàng và cuộc họp cần nêu rõ phương án làm việc và các vấn đề cần hỗ trợ từ khách hàng. KTV từng phần hành sẽ dựa vào chương trình kiểm toán để thu thập bằng chứng liên quan đến TSCĐ.
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ phân công và giám sát toàn bộ công việc của nhóm theo kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt. Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm giám sát công việc của trưởng nhóm và báo cáo tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn với Giám đốc để có hướng chỉ đạo. Để công việc kiểm toán đáp ứng nhu cầu về thời gian, Chủ nhiệm kiểm toán đưa ra thư đề nghị các bút toán điều chỉnh hoặc đề nghị giải trình, cung cấp thêm hồ sơ. Sau khi hoàn tất công việc tại khách hàng, Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Trưởng phòng kiểm toán phải thông báo cho khách hàng trước khi rút về văn phòng Công ty để tổng hợp hồ sơ. Việc lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán phải theo đúng quy định của Công ty.
Kết thúc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán và thành viên trực tiếp thực hiện tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán đối với TSCĐ bao gồm những sai phạm cần điều chỉnh, nguyên nhân sai phạm và những yếu điểm trong KSNB đối với TSCĐ gửi Ban giám đốc công ty cùng những đề xuất về hướng giải quyết khắc phục chúng tại thư quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt.