Khi nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2020 của Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt, để đưa ra quyết định có tiếp tục chấp nhận kiểm toán hay không, KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời cập nhật những thay đổi về thành phần ban lãnh đạo, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ABC trong năm 2020.
Để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Đại Việt giao cho KTV có kinh nghiệm, đã từng kiểm toán Công ty TNHH ABC năm trước thực hiện bước công việc này. Các phương pháp được KTV sử dụng gồm: đọc hồ sơ kiểm toán năm trước, phỏng vấn khách hàng, kiểm tra các văn bản chính sách mới của Công ty TNHH ABC... Kết thúc công việc, KTV hoàn thành bảng đánh giá về công ty khách hàng . Nhận định Công ty TNHH ABC luôn có thái độ hợp tác trong quá trình nhóm kiểm toán tới đơn vị thực hiện kiểm toán, cũng như thực hiện theo các đề xuất của KTV nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Tình hình công ty không có gì thay đổi so với các năm trước. KTV đưa ra kết luận, chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2020.
Giấy tờ làm việc của KTV thể hiện qua:
Phụ lục 2.1: A120 - Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng
Bố trí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán: Nhân sự:
Phó Tổng Giám đốc Lê Văn Hiệp
Tổng Giám đốc soát xét chất lượng hợp đồng Bùi Thị Tĩnh Chủ nhiệm kiểm toán/Kiểm toán viên chính Lê Văn Hiệp
Trợ lý kiểm toán Nguyễn Thị Thanh Hiền
Trợ lý kiểm toán Trần Thị Hoài Thương
Trợ lý kiểm toán Nguyễn Quỳnh Hoa
Thời gian thực hiện:
Quan sát kiểm kê (nếu có) 24/12/2019
Thời gian thực hiện tại VP khách hàng 16-18/03/2021 Thời gian hoàn tất giấy làm việc tại VP 03 ngày
Gửi dự thảo cho khách hàng Không muộn hơn ngày 31/03/2020
Một là, thu thập thông tin cơ sở về khách hàng:
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập các thông tin cơ sở Công ty TNHH ABC như: ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chính, biến động của hoạt động kinh doanh, thông tin yếu tố đầu vào.... nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng phục vụ cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
KTV nghiên cứu hồ sơ của doanh nghiệp cũng như hồ sơ kiểm toán năm trước và thực hiện thủ tục sau: Đánh giá lại những thông tin trong hồ sơ kiểm toán năm trước và chú ý đến những vấn đề tồn tại mà năm trước đã phát hiện và những thay đổi đáng kể sau lần kiểm toán trước; Trao đổi, phỏng vấn Giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị;
Đọc các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị; Xem xét các tài liệu của đơn vị như: Giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận kinh doanh sửa đổi; nghị quyết, biên bản các cuộc họp, tài liệu gửi cho các cổ đông...
Kiểm toán viên Nguyễn Quỳnh Hoa tổng hợp thông tin về khách hàng theo bảng mẫu quy định tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt:
Tên khách hàng Công ty TNHH ABC
Địa chỉ
Trụ sở chính của Công ty được đặt tại Lô CN2 Cụm CN Tử Đà - An Đạo, xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Số điện thoại 84-(33) 382 53 xx Fax 84-(33) 382 12 xx E-mail ct tnhh @gmail.com Website http://www. congtytnhh.com Mã số thuế 5460482xxx
Hoạt động chính Hoạt động chính trong kỳ hiện tại của Công ty là gia công sản xuất hàng may mặc Giấy phép ĐKKD (số/ngày)
số 2600953181 lần đầu ngày 28/12/2015, thay đổi lần thứ năm ngày 30/03/2020 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
Ngày bắt đầu hoạt động Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH
Người liên lạc trực tiếp Nguyễn Thị Tuyết Mai– KTT
Nhu cầu của khách hàng: Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định.
Ban quản lý và cấu trúc công ty: Các thành viên của Ban Tổng Giám đốc đã điều hành Công ty trong năm và đến ngày lập báo cáo này gồm:
Ban tổng giám đốc: Ông KOGA HIDEFUMI - Tổng Giám đốc - Người đại diện theo pháp luật của công ty đến ngày lập báo cáo
Trong năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid, công ty ABC gặp nhiều khó khăn khi nguồn nguyên liệu bị gián đoạn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán, lao động khan hiếm, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc Chính phủ Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và nỗ lực trong điều hành hoạt động sản xuất linh hoạt của doanh nghiệp cũng đã hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực chung của thị trường. Rủi ro tiềm tàng là trung bình
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH ABC là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Giấy chứng nhận đầu tư số 5460482xxx chứng nhận lần đầu ngày 18/12/2015, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 28/11/2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chứng nhận. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2600953xxx lần đầu ngày 28/12/2015, thay đổi lần thứ năm ngày 30/03/2020 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 19.150.000.000 đồng (Mười chín tỷ một trăm năm mươi triệu đồng);
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng may mặc (Quần đùi, quần short, tất); Sản xuất đồ bảo hộ thể thao
Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Chu kỳ sản xuất kinh thông thường của Công ty được thực hiện trong thời gian không quá mười hai tháng.
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: Trong năm 2020, không có hoạt động nào có ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của Công ty.
Số lượng nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 93 người.
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm; Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
Theo đó, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thuyết minh có liên quan và việc sử dụng báo cáo này
không dành cho các đối tượng không được cung cấp các thông tin về thủ tục và nguyên tắc kế toán tại Việt Nam và hơn nữa không chủ định trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các nước và lãnh thổ khác ngoài Việt Nam.
Các chính sách kế toán của Công ty sử dụng để lập báo cáo tài chính được áp dụng nhất quán với với các chính sách đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc năm trước
Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán trên máy vi tính.
Các chính sách kế toán áp dụng:
Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán: Ngân hàng thương mại mà Công ty lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán: Ngân hàng Mizuho - CN Hà Nội.
Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản: Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Công ty đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hoặc tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
Nguyên tắc ghi nhận và các khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp đường thẳng theo quy định tại thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Một số TSCĐ là Máy móc thiết bị được khấu hao nhanh hai lần.
Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
Tài sản cố định hữu hình Thời gian sử dụng
Nhà cửa vật kiến trúc 25 năm
Máy móc, thiết bị 3 - 10 năm
Tiếp theo đó, KTV tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ BCTC của Công ty TNHH ABC để có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ABC, phát hiện những biến đổi bất thường so với năm trước.
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng chủ yếu là so sánh dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh năm kiểm toán và năm trước đó, kết hợp phân tích các chỉ tiêu, tỷ suất tài chính liên quan đến tính thanh khoản, khả năng sinh lời. Việc áp dụng cả phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc giúp KTV có nhận xét đánh giá chính xác về những biến động lớn để tập trung kiểm tra và giải thích chênh lệch.
Dưới đây, em xin trích một phần giấy tờ làm việc:
Phụ lục 2.2. A510 - Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính
Phụ lục 2.3. Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông qua việc tìm hiểu thông tin khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng là trung bình
Hai là, đánh giá ban đầu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH ABC
Khảo sát KSNB là công việc rất quan trọng. Việc thực hiện đầy đủ sẽ giúp KTV giảm thiểu đáng kể các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Việc đánh giá khái quát về rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho KTV phát hiện được những trọng tâm có ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán. Đánh giá hệ thống KSNB là công việc không thể thiếu trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán. KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định thời gian và phạm vi cũng như quy mô của các thử nghiệm cơ bản
Để tìm hiểu HTKSNB của khách hàng, KTV tiến hành lập bảng câu hỏi theo mẫu có sẵn của VINAUDIT, sau đó phỏng vấn Giám đốc và kế toán trưởng.
Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB liên quan tới khoản mục TSCĐ của công ty TNHH ABC được thể hiện trong giấy tờ làm việc A610 tại bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT
Phòng 1206 sảnh A tòa nhà Bắc Hà C37 T1-Số 17 Tố Hữu, HN Điện thoại: (04)66640423 - Fax: (04)66640423
Khách hàng: Công ty TNHH ABC
Nội dung: Tìm hiểu HTKSNB về TSCĐ
Năm tài chính: 31/12/2020
Nội dung Có Không Không
áp dụng
Ghi chú
1. Người phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không?
X
2. DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không?
X
3. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái TSCĐ hay không?
X
4. DN có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?
X
5. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, đơn vị có thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không?
X
6. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí trong niên độ hay không?
X
7. Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được sử dụng hay không?
X
8. Việc phân loại TSCĐ được thực hiện theo quy định nào? X A610 Preparer: Date: Reviewer 1: NTTH Date: 16/03/2021 Reviewer 2: NQH Date: 16/03/2021 Reviewer 3: LVH Date: 16/03/2021
9. Hàng năm công ty có đăng ký với cơ quan khấu hao thuế không?
X
KTV đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát ở mức trung bình
Những thông tin về HTKSNB của khách hàng sẽ được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán chỉ mục A300 – Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động và A400 – Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh.
Ba là, xác định mức trọng yếu
Việc xác định mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng là công việc rất quan trọng, giúp KTV ước tính được mức sai sót có thể chấp nhận, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, để từ đó xác định nội dung, thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Kỹ thuật này đòi hỏi sự phán đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng và nhất quán, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC. Thủ tục này được thực hiện qua hai bước công việc chính là ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
Ước lượng mức trọng yếu toàn bộ của BCTC. Các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu, Tổng tài sản, Tài sản thuần, Lợi nhuận gộp, Chi phí. Việc đánh giá mức độ trọng yếu được thể hiện qua giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 2.3: A710- Xác định mức trọng yếu
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT
Phòng 1206 sảnh A tòa nhà Bắc Hà C37 T1-Số 17 Tố Hữu, HN Điện thoại: (04)66640423 - Fax: (04)66640423
Khách hàng: Công ty TNHH ABC
Nội dung: Xác định mức trọng yếu
Năm tài chính: 31/12/2020
Nội dung Đánh giá ban đầu
(lập kế hoạch)
Kỳ trước
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
[Đánh dấu vào ô lựa chọn]
LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác
LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu
BCTC trước kiểm toán BCTC năm trước Kế hoạch SXKD Ước tính BCTC trước kiểm toán BCTC năm trước Kế hoạch SXKD Ước tính
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 59.318.242.556 63.492.353.783
Điều chỉnh ảnh hưởng của các
biến động bất thường (b)
Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau
điều chỉnh (c)=(a)-(b) 59.318.242.556 63.492.353.783 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu ] (d) [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí A710 Preparer: Date: Reviewer 1: NTTH Date: 16/03/2021 Reviewer 2: NQH Date: 16/03/2021 Reviewer 3: LVH Date: 16/03/2021
[1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d) 1.186.364.851 1.269.847.076
Lý do cho việc lựa chọn tiêu chí và lựa chọn % xác định mức trọng yếu tổng thể năm nay
Tổng tài sản là tiêu chí tương đối ổn định qua các năm
Giải thích nguyên nhân chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước (nếu có)
Không có chênh lệch lớn về mức trọng yếu so với năm trước
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức
trọng yếu thực hiện (f)
[50%-75%] [50%-75%]
Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f) 889.773.638,3 952.385.307