Thường xuyên rà soát lại và hoàn thiện quy trình cho vay
VPBank cần thường xuyên rà soát lại, hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa, giảm thời gian cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và tính thống nhất trong việc áp dụng đối với toàn hệ thống để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và những đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng. Hiện tại, quy trình cho vay của VPBank còn một số điểm bất cập như: thiếu tính gắn kết giữa các bộ phận khiến khách hàng phải mất nhiều thời gian trong giao dịch hoặc một bộ phận kiêm cả chức năng kinh doanh lẫn kiểm soát...
Chính sách đối với những món vay mới cũng như mở rộng những món vay cũ cần phải được thường xuyên xem xét, đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ.
Không ngừng nâng cao tiện ích, chất lượng đối với sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời tiếp tục nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới theo hướng tạo chuỗi liên kết, đầu tư khép kín từ tín dụng đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, trả lương qua thẻ...
Đồng thời xem xét và phê duyệt “Đề án thành lập phòng khách hàng
cá nhân’’ đã được trình để kiện toàn bộ máy tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi
cho Chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.
Nhanh chóng, triển khai đồng bộ công tác xây dựng logo, thương hiệu, quy cách các chi nhánh và phòng giao dịch thống nhất trong toàn hệ thống VPBank.Tập trung chú trọng, nâng cao ý thức, triển khai các giải pháp cụ thể về xây dựng thương hiệu VPBank hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.
+ Hoàn thiện, khắc phục những tồn tại trong hệ thống Corebanking + Có cơ chế phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ theo từng vùng (khu vực thành phố, khu vực nông thôn), để phân bổ tài nguyên tập trung cho những khu vực thực sự cần thiết (khu vực thành phố lớn, phát sinh nhiều giao dịch với nhiều khách hàng lớn ...)
+ Khẩn trương triển khai hỗ trợ phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chú trọng áp dụng công nghệ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Có chiến lược đào tạo phù hợp với từng nghiệp vụ, từng đối tượng cán bộ nhân viên, trước mắt tập trung đào tạo về nghiệp vụ thẩm định và marketing nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ cán bộ bán hàng chuyên nghiệp tại mỗi chi nhánh.
Tạo điều kiện hơn nữa cho chi nhánh trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, xây mới và tu sửa lại trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị để xây dựng một hình ảnh ngân hàng hiện đại, một địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy trong thời gian tới.
Các giải pháp đối với phát triển hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy như: cải tiến quy trình, chính sách cho vay KHCN; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng; thực hiện liên kết trong cho vay; nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, năng lực quản trị rủi ro tín dụng và chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới công nghệ ngân hàng...
Các đề xuất trên đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy, từ đó góp phần vào chiến lược phát triển ngân hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu, nhiều ngân hàng đang chuyển hướng phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng, trong đó cho vay KHCN là một trong những hoạt động được các ngân hàng đặc biệt quan tâm vì thị trường này còn rất tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển hoạt động cho vay không đơn thuần là việc gia tăng quy mô cho vay mà phải là sự gia tăng quy mô cho vay trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, đảm bảo các tiêu chuẩn tín dụng chung. Nếu không đảm bảo được vấn đề này, việc mở rộng cho vay có thể dẫn đến rủi ro lớn hơn, nợ xấu có thể bùng phát ngay sau thời kỳ mở rộng các khoản vay và gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để phát triển hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng đạt hiệu quả luôn là vấn đề được các NHTM đặc biệt quan tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy, khóa luận đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cho vay và mở rộng hoạt động cho vay KHCN của NHTM, đặc điểm của cho vay KHCN, các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, đồng thời khẳng định tính tất yếu của hoạt động cho vay KHCN đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng hiện nay.
2. Khóa luận đi vào nghiên cứu thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN của VPBank Cầu Giấy giai đoạn 2018-2020 thông qua việc đánh giá các tiêu chí định tính và định lượng được tính toán và phân tích bằng những số liệu cụ thể. Từ thực tiễn hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy, khóa luận cũng chỉ ra được những kết quả đạt được cũng đưa ra được nguyên nhân của những hạn chế đó cần phải và những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục trong hoạt động cho vay đối với KHCN. Đồng thời được khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.
3. Trên cơ sở những nguyên nhân, tồn tại và những định hướng phát triển của VPBank, khóa luận đưa ra các nhóm giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay KHCN đối với VPBank Cầu Giấy. Khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như, Chính phủ và các Bộ ban ngành,Ngân hàng VPBank Cầu Giấy nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt hành chính, pháp lý và cơ chế cho việc phát triển hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Cầu Giấy nói riêng và các NHTM nói chung.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khóa luận, do hoạt động cho vay KHCN cũng không phải thế mạnh của ngân hàng VPBank nên tài liệu tham khảo ít và chưa phân tích được sâu về thực trạng phản ánh việc phát triển hoạt động cho vay KHCN đặc biệt là chưa chỉ ra được nhược điểm của từng sản phẩm cho vay KHCN đang áp dụng tại ngân hàng và do đó các giải pháp đưa ra vẫn còn khá chung chung, không tránh khỏi những thiếu sót và nhiều vấn đề nghiên cứu chưa được đề cập đến. Tác giả khóa luận rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến lĩnh vực này để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Năm 2018-2020 của VPBank Cầu Giấy 2. Báo cáo hoạt động tín dụng Năm 2018-2020 của VPBank Cầu Giấy 3.
4. Đề án cơ cấu lại hoạt động chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020 của VPBank Cầu Giấy
5. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại NXB Tài chính.
6. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Th.S Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại- NXB Tài chính.
7. Luật các Tổ chức Tín dụng (2010)
8. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về ban hành Quy chế chovay của Tổ chức tín dụng; Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627 /2001/QĐ-NHNN
9. Quyết định 15/QĐ-HĐQT.07 ngày 30/01/2007 của Tổng Giám đốc Việt Nam Thương Tín ban hành Quy chế cho vay khách hàng cá nhân
10. Nguyễn Ngọc Lê Ca “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” Khóa luận Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM 11. Trần Thanh Tùng “Giải pháp nâng cao hiệu hoạt động cho vay đối với Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ”. Khóa luận Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Tài Chính.
12. TS Vũ Văn Thực (2014)-Tạp chí Hội nhập và Phát triển số 19-Tháng 11- 12/2014 Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Việt Nam
13. Tạp chí thông tin tín dụng của VPBank Việt Nam Năm 2018, 2014, 2018 14. Một số Website
http ://www.VPBank.com.vn http://vnba.org.vn
http ://vneconomy. vn http://Luanvan.net.vn