Bảng 2.6: Doanh số cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng VPBank chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng - Tổng doanh số cho vay 1,235,40 7 1,354,04 1 1,517,51 7 118,634 109.6 0 163,47 6 112.07 - Doanh số cho vay KHC N 384,212 381,840 444,632 -2,372 6,16 62,793 26,19 - Tỷ trọng 31.10 28.20 29.30 -3 6,17 1 26,20
Nguồn: Ngân hàng VPBank chi nhánh Cầu Giấy
Qua bảng trên cho thấy: doanh số cho vay đối với KHCN tăng trong hai năm 2018 và 2019, đặc biệt ở năm 2018. Điều này cho thấy nhu cầu vốn và khả năng tiếp cận vốn của khách hàng tăng mạnh để tiếp tục phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai đoạn khủng hoảng, mua sắm nhà cửa, ô tô và cho con cái du học. Bên cạnh đó, cũng thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và không ngừng phát triển khách hàng mới để mở rộng doanh số cho vay khách hàng cá nhân.
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ Khách hàng cá nhân của Ngân hàng VPBank chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng - Doanh số cho vay KHCN 384,212 381,840 444,632 -2,372 6,16 62,793 26,19 - Doanh số đã thu nợ 272,790 237,504 303,684 - 35,286 6,16 66,180 26,19 - Tỷ trọng 71.00 62.20 68.30 -9 6,17 6 26,20
Nguồn: Ngân hàng VPBank chi nhánh Cầu Giấy
Tổng thu nợ cho vay của VPBank chi nhánh Cầu Giấy gia tăng qua các năm, năm 2018 tỷ trọng thu nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 272,790 triệu đồng, trong đó khách hàng là doanh nghiệp chiếm 71%, khách hàng cá nhân chiếm 12%. Bước sang năm 2019 là 237,504 triệu đồng trong đó khách hàng là doanh nghiệp giảm chiếm 38%, trong khi đó KHCN chiếm 62%. Năm 2020 tỷ trọng thu nợ KHCN tiếp tục tăng lên và chiếm tỷ trọng 68% tương ứng là 303,684 triệu đồng. Điều này cho thấy, tỷ trọng KHCN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ toàn chi nhánh, song lai có xu hướng tăng
2.2.5.Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân.
Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn:
Dư nợ cho vay đối với KHCN chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, biến động trong khoảng 86%- 88%. Dư nợ KHCN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ KHCN ngắn hạn.
Dư nợ ngắn hạn cho vay KHCN Năm 2019 là 517 tỷ đồng tăng 57 tỷ đồng tương ứng tăng 12,3%, Dư nợ trung dài hạn cho vay KHCN là 77 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng tương ứng tăng 6,4% so với Năm 2018. Năm 2020 dư nợ ngắn hạn cho vay CN là 623 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,9% dư nợ KHCN, tăng 106 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 20,5% so Năm 2019. Dư nợ trung dài hạn cho vay KHCN Năm 2020 đạt 85 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,1% dư nợ KHCN,
tăng 8 tỷ đồng so Năm 2019.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo kỳ hạn của chi nhánh Cầu Giấy (Giai đoạn 2018 – 2020)
Đơn vị:Tỷ đồng
Năm Chỉ
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)
Ngắn hạn 460 86,4 517 87,0 623 87,9
Trung dài hạn 72 13,5 77 13,0 85 12,1
Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100
(Nguồn:Báo cáo các hoạt động tín dụng Năm 2018 - 2020 của VPBank Cầu Giấy - P. Tín dụng)
Trên tinh thần chỉ đạo của VPBank, VPBank Cầu Giấy kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng đối với KHDN, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình dẫn đến cơ cấu dư nợ KHCN ngắn hạn tăng cao trong những năm qua. Dư nợ KHCN trung dài hạn cũng có sự tăng trưởng nhưng không nhiều, điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động cho vay đối với KHCN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay. Do vậy, hoạt động cho vay KHCN của VPBank Cầu Giấy chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Cơ cấu này chưa thật sự hợp lý, vì dư nợ trung hạn còn quá thấp so với dư nợ ngắn hạn.
Dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo
Về mặt lý thuyết, TSĐB chỉ là một biện pháp bảo đảm cho khoản vay, tuy nhiên trên thực tế cho thấy các ngân hàng đều coi TSĐB là điều kiện cần, thậm chí chỉ cho vay dựa trên TSĐB và VPBank Cầu Giấy cũng vậy. Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo tài sản đảm bảo của chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)
Cho vay có TSĐB 454 85,3 523 88,2 647 92,5
Cho vay không TSĐB 78 14,7 70 11,8 61 7,5
Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Năm 2018 - 2020 của VPBank Cầu Giấy - P.Tín dụng)
Cụ thể, dư nợ đối với KHCN có TSĐB Năm 2018 là 454 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,3%. Năm 2019 dư nợ đối với KHCN có TSĐB là 523 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 88,2%, tăng 69 tỷ đồng tương ứng tăng 15,2%. Năm 2020 dư nợ đối với KHCN có TSBĐ là 647 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,5% dư nợ đối với KHCN, tăng 124 tỷ đồng tương ứng tăng 23,7% so với Năm 2019. Trong khi đó dư nợ đối với KHCN không có TSĐB chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tỷ trọng dư nợ đối với KHCN không có TSĐB giảm dần từ 14,7% xuống còn 7,5%.
Có thể thấy, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của VPBank chi nhánh Cầu Giấy chủ yếu là dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm trên 85%. Khoản mục dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng khá thấp. Cơ cấu dư nợ này giúp đảm bảo an toàn nguồn vốn cho Chi nhánh trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc yêu cầu quá khắt khe đối với tài sản đảm bảo cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh do khách hàng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay. Các năm 2019, 2020 VPBank chi nhánh Cầu Giấy vẫn áp dụng chính sách cho vay an toàn bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nên con số cho vay không tài sản đảm bảo tiếp tục giảm.
của VPBank chi nhánh Cầu Giấy đang theo chiều hướng an toàn. Điều này tạo điều kiện giúp Chi nhánh phát triển cho vay khách hàng cá nhân đảm bảo hơn, giảm thiểu những rủi ro mất vốn.
Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm
Cơ cấu dư nợ đối với KHCN theo sản phẩm trong những năm qua của VPBank Cầu Giấy vẫn tập trung phần lớn vào hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay SXKD chiếm tỷ trọng trên 30% tổng dư nợ KHCN qua biểu 2.9.
* Cho vay cầm cố GTCG:. Chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Đồng thời cũng liên tục tăng năm 2018 đạt 195 tỷ đồng sang năm 2019 tăng 24 tỷ đồng, tương ứng là 12,31% so với năm 2018. Năm 2020 sản phẩm cho vay cầm cố GTCG đối với KHCN là 228 tăng 9 tỷ đồng tương ứng là 4% so với năm 2019. Với mức cho vay hợp lý và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố lớn tại Ngân hàng. Đây là loại hình cho vay đảm bảo an toàn vốn vay và thu nợ nhanh chóng ngay trên sổ tiết kiệm cầm cố tại ngân hàng.
* Cho vay SXKD: Là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng khoảng gần 25%,
cao thứ 2 trong nhóm các sản phẩm cho vay của VPBank Cầu Giấy. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ Năm 2018 là 132 tỷ đồng, sang năm 2019 con số này tăng 5 tỷ tương ứng là 3,79% đến 2020 là 175 tỷ, tăng 38 tỷ tương ứng 28%. Điều này cho thấy mảng cho vay này được VPBank Cầu Giấy chú trọng phát triển. Nếu như trước đây, để bổ sung vốn kinh doanh khách hàng chỉ có thể vay theo món từng lần thì nay khách hàng có thể vay theo hình thức hạn mức - vay và trả nợ linh hoạt trong hạn mức đã được ngân hàng phê duyệt. Phương thức này vừa đáp ứng nhu cầu vốn mang tính thời vụ của người sản xuất kinh doanh vừa giảm áp lực trả nợ vay cho khách hàng.
* Cho vay bất động sản: Dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của VPBank
91 tỷ, sang năm 2019 tăng 11 tỷ tương ứng là 12,9%. Bước sang năm 2020 tăng 23 tỷ đồng tương ứng là 23%. Sự tăng lên của loại sản phẩm này là do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nên VPBank Cầu Giấy cũng vẫn tăng cường kiểm soát, hạn chế cho vay vào lĩnh vực này. Chỉ tập trung cho vay xây nhà để sửa và cho vay mua nhà theo dự án để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Cho vay cán bộ công nhân viên: VPBank Cầu Giấy chỉ đẩy mạnh cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên của mình, hoặc các doanh nghiệp, đơn vị có trả lương qua tài khoản tại VPBank Cầu Giấy với điều kiện có bảo lãnh của đơn vị công tác. Dư nợ cho vay sản phẩm này qua 3 năm lần lượt là 37 – 42 – 53 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ dư nợ qua các năm là 13,51% và 26% tổng dư nợ KHCN. Hoạt động cho vay cán bộ công nhân viên một mặt nhằm mở rộng, khai thác trực tiếp đối tượng khách hàng trong nội bộ, mặt khác là để hỗ trợ cán bộ tăng sự gắn bó với ngân hàng. Tuy nhiên, vì các điều kiện ràng buộc của loại hình cho vay này mà VPBank Cầu Giấy cũng đã bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì rất nhiều khách hàng có nhân thân tốt và năng lực tài chính lành mạnh muốn vay tín chấp tại VPBank Cầu Giấy nhưng không thỏa mãn các điều kiện vay vốn của sản phẩm.
* Cho vay thấu chi: Dư nợ cho vay thấu chi của chi nhánh qua ba năm lần lượt là 35 – 40 – 55 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong khoảng 6,6 – 6,8 % so với tổng số dư nợ. Đồng thời có xu hướng tăng qua các năm, năm 2019 tăng 5 tỷ đồng tương ứng là 14,29% so với năm 2018. Bước sang năm 2020 tăng 15 tỷ đồng, tương ứng là 38% so với năm 2019.
* Cho vay tiêu dùng: Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua ba năm lần lượt là 25 – 32– 44 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong khoảng 4,7 – 5,4 % so với tổng số dư nợ. Đồng thời có xu hướng tăng qua các năm, năm 2019 tăng 7 tỷ đồng tương ứng là 28% so với năm 2018. Bước sang năm 2020 tăng 12 tỷ đồng, tương ứng là 38% so với năm 2019. Nguyên nhân là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ cho sinh hoạt gia đình tăng.
* Cho vay khác: Dư nợ cho vay khác của chi nhánh qua ba năm lần lượt là 15 – 20– 25 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong khoảng 2,8 – 3,5 % so với tổng số dư nợ. Đồng thời có xu hướng tăng qua các năm, năm 2019 tăng 5 tỷ đồng tương ứng là 33,33% so với năm 2018. Bước sang năm 2020 tăng 5 tỷ đồng, tương ứng là 25% so với năm 2019. Đây được coi như là một thị trường mới mẻ đầy niềm năng mà VPBank Cầu Giấy đang muốn hướng tới.
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo sản phẩm của chi nhánh Cầu Giấy ( 2018 – 2020)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Năm 2019/Năm 2018
Năm 2020/Năm
2019
Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%) (+, -) % (+,-) %
Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100 62 111,65 114 119
Cho vay cán bộ công nhân viên
37 6,9 42 7 53 7,5 5 113,51 11 126
Cho vay tiêu dùng 25 4,7 32 5,3 44 5,4 7 128 12 138
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
195 36,6 219 36,9 228 32,2 24 112,31 9 104
Cho vay du học nước ngoài
2 0,4 2 0,4 3 0,3 0 100 1 150
Cho vay thấu chi 35 6,6 40 6,7 55 6,8 5 114,29 15 138
Cho vay bất động sản 91 17,1 102 17,2 125 17,6 11 112,09 23 123
Cho vay sản xuất kinh doanh
132 24,8 137 23,1 175 24,7 5 103,79 38 128
Cho vay khác 15 2,8 20 3,4 25 3,5 5 133,33 5 125
* Cho vay du học: Dư nợ cho vay du học của chi nhánh qua ba năm lần lượt là 2 – 2– 3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong khoảng 0,3 – 0,4 % so với tổng số dư nợ. Năm 2019 không thay đổi so với năm 2018. Bước sang năm 2020 tăng 1 tỷ đồng, tương ứng là 50% so với năm 2019