Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Kiến trúc Lập Phương

Một phần của tài liệu 219 HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN KIẾN TRÚC lập PHƯƠNG (Trang 46 - 50)

Qua số liệu trên có thể thấy doanh thu của công ty tăng lên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời trong bối cảnh năm 2020, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn ra, công ty vẫn kinh doanh có lãi đã cho thấy năng lực hoạt động của công ty. Tuy nhiên có thể thấy lợi nhuận của công ty là chưa cao, thậm chí năm 2019 kết quả kinh doanh từ hoạt động chính của doanh nghiệp đang âm và phải dựa vào doanh thu khác để cải thiện kết quả. Vì vậy công ty Lập Phương cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh để có phương hướng hoạt động hiệu quả hơn.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Kiến trúc LậpPhương Phương

Công ty CP Kiến trúc Lập Phương là một công ty có bộ tổ chức gọn nhẹ, không bao gồm quá nhiều thành viên. Tuy số lượng thành viên không nhiều nhưng ban lãnh đạo và đội ngũ kiến trúc sư đều là những chuyên gia am hiểu sâu sặc đặc tính kiến trúc Việt Nam và hiểu biết sâu rộng các luật định trong thiết kế. Mỗi bộ phận có những chức năng nhiệm vụ riêng, phối hợp nhịp nhàng với nhau, phục vụ quá trình kinh doanh của công ty một cách tốt nhất.

Cụ thể sơ đồ tổ chức bộ máy công ty như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám đốc

Phó Giám Đốc

Chức năng của các phòng ban cụ thể như sau:

* Hội đồng quản trị: Bao gồm 3 thành viên sáng lập công ty.

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung, dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

- Thông qua các hợp đồng kinh tế, tài chính của công ty;

- Giám sát, chỉ đạo giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

* Tổng giám đốc:

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

* Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một vài lĩnh vực quản lý chuyên môn và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được phân công. Ký kết hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho giám đốc về bảo toàn tài chính và các phương án kinh doanh của công ty.

* Phòng phát triển kinh doanh: Chịu trách nhiệm tổng hợp các thông tin của doanh nghiệp để xây dựng hồ sơ năng lực cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu dự án. Khi tiếp nhận dự án, tiến hành thống kê, phân tích các yêu cầu của khách hàng và dự án, tiến hành bàn giao dự án cho phòng triển khai dự án và phòng sáng tạo. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường, từ đó đề xuất biện pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

* Phòng sáng tạo: Chịu trách nhiệm đưa ra các ý tưởng, triển khai các ý tưởng, đề xuất các giải pháp cho dự án sáng tạo, quản lý các dự án, làm việc trực tiếp với các chủ dự án, cho ra các sản phẩm được thiết kế ra đúng như khách hàng mong muốn và đúng thời hạn.

* Phòng triển khai dự án: Chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các hoạt động của dự án. Xây dựng sẵn các phương án dự phòng để kịp thời xử lý các sự cố phát sinh. Thực hiện việc đo lường, thống kê các dữ liệu để tiến hành phân tích, đánh giá quá trình thực hiện dự án. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng và các

đơn vị liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Phân công người thích hợp, đủ năng lực để xử lý các phản hồi và kiểm soát chặt chẽ việc xử lý các phản hồi cũng như quá trình thực hiện các biện pháp khắc phục, nhằm cải tiến việc quản lý quá trình thực hiện dự án. Cuối cùng là nghiệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng.

* Phòng quản lý kỹ thuật: Có chức năng nghiên cứu, tư vấn, quản lý, điều hành những vấn đề liên quan đến kỹ thuật mục tiêu nhằm đảm bảo tính chính xác của dự án, đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án và quan trọng đảm bảo tính an toàn cho người thi công công trình theo thiết kế kiến trúc của công ty. Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế, xây dựng phương án kỹ thuật cho các dự án. Phối hợp cùng phòng nhân sự trong công tác quyển dụng nhân sự liên quan đến các công việc chuyên môn, đào tạo nhân sự mới.

* Phòng Tài chính – Kế toán:

- Tổ chức bộ máy kế toán, hạch toán kế toán:

+ Kế toán trưởng tổ chức bộ máy kế toán, điều hành bộ máy kế toán thực hiện theo đúng quy định của Luật kế toán;

+ Thực hiện tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, đảm bảo việc hạch toán, lập Báo cáo tài chính hàng năm chính xác, kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của nhà nước;

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng quy định của Luật kế toán.

- Công tác quản lý tài chính:

+ Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc sử dụng hiệu quả, an toàn các nguồn lực tài chính, tài sản của công ty;

+ Lập kế hoạch tài chính năm và dài hạn trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc nhằm giúp công ty chủ động lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế;

+ Theo dõi, quản lý vốn, tài sản của công ty, thường xuyên rà soát, đối chiếu công nợ, đôn đốc thu hồi nợ, lập kế hoạch trích khấu hao tài sản;

+ Theo dõi, quản lý các khoản nợ đi vay, cho vay đảm bảo trả nợ đúng hạn, thu hồi gốc, lãi vay đầy đủ kịp thời;

+ Phối hợp với phòng nhân sự thực hiện xây dựng kế hoạch tiền lương, trích quỹ tiền lương, bảo hiểm, phân phối tiền lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi hàng năm và các chế độ khác cho người lao động;

- Công tác quản lý thuế: Tổ chức thực hiện kê khai, quyết toán thuế, nộp thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước.

- Công tác khác: Soạn thảo và tham gia soạn thảo các văn bản quy định về quy chế quản lý tài chính, công tác kế toán, các quy định quản lý nội bộ và các báo cáo khác. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.

* Phòng Hành chính nhân sự: Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Kết hợp với các phòng ban xây dựng kế hoạch nhân sự theo đúng quy định: tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đánh giá kết quả công việc, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong doanh nghiệp. Cung cấp và quản lý các thông tin về cơ cấu tổ chức, chế độ quyền lợi, thông tin tuyển dụng,.. trên website doanh nghiệp và các trang tuyển dụng trực tuyến để quảng bá hình ảnh và tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 219 HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN KIẾN TRÚC lập PHƯƠNG (Trang 46 - 50)