* Môi trường kinh tế - xã hội
- Toàn cầu hóa dẫn tới việc các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam. Đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp nội địa chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn đến kinh doanh gặp khó khăn.
- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế mặc dù có cải tiến mạnh mẽ và chuyển biến tích cực nhưng các NHTM lại đua nhau thêm chi nhánh và mở rộng mạng lưới, do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn trên nhiều mặt như lãi suất, phí dịch vụ, độ tin cậy của khách hàng với ngân hàng….và làm giảm số lượng khách hàng của chi nhánh.
- Trong những năm qua nước ta thường xuyên phải đối phó với thiên tai lũ lụt ở miền Trung, dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng….tác động mạnh đến đời sống nhân dân và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng.
- Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hàng ngày đã kéo theo các tệ nạn xã hội như: lô đề, cờ bạc…làm cho một bộ phận khách hàng thiếu ý thức đã sử dụng đồng vốn vay vào tệ nạn làm ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
* Môi trường pháp luật
Hành lang pháp lý ở Việt Nam quá cồng kềnh, nhiều tầng lớp, thiếu tính thực tiễn. Một văn bản luật liên quan đến hoạt động tín dụng được ban hành lại có quá nhiều văn bản đi kèm hướng dẫn thi hành. Nhiều văn bản luật cùng để điều chỉnh một quan hệ dân sự nhưng lại có sự mâu thuẫn.
Hoặc hệ thống văn bản pháp luật còn chưa được hoàn thiện, thiếu các quy định điều chỉnh về cho vay không có tài sản bảo đảm, các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm là tài sản cố định, phương tiện vận tải. Khiến cho các NHTM gặp rủi ro khi tiếp nhận tài sản bảo đảm do tài sản cố định, phương tiện vận tải hỏng hóc, mất, giảm giá trị.
Đối với doanh nghiệp fintech tại Việt Nam chưa xây dựng được một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý. Trong khi đó, fintech là lĩnh vực mới và liên tục phát triển đổi mới với tốc độ nhanh chóng.