Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu 241 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây hồ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 32 - 37)

Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng

Cán bộ phòng quan hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định ở quy trình tín dụng của Agribank. Bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ vay vốn ( mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay gồm vốn vay + lãi )

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng. Giúp ngân hàng kiểm tra tính đúng đắn của các tài liệu, thông tin do khách hàng cung cấp.

- Tìm hiểu về khách hàng vay vốn

- Kiểm tra xác minh thông tin: thông qua Trung tâm thông tin Tín dụng, hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, các bạn hàng/ đối tác làm ăn, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay.

- Phân tích ngành – phân tích vĩ mô - Phân tích đánh giá năng lực tài chính - Tình hình quan hệ với khách hàng

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt - Phân tích thẩm định phương án vay vốn và dự án đầu tư - Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay

- Lập báo cáo thẩm định - Tái thẩm định khoản vay Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Là một bước cực kỳ khó khăn vì đây là bước then chốt quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải là giải ngân nhầm cho khách hàng không có khả năng trả nợ, giải ngân lượng thừa hoặc thiếu với số tiền cần thiết của doanh nghiệp. Hoặc rủi ro là từ chối tín dụng với các trường hợp trả nợ đúng hạn.

Bước 4: Giải ngân

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Giải ngân có thể một lần hoặc chia làm nhiều lần. Nhân viên chăm sóc khách hàng phải thường xuyên xem xét các khoản nợ cũng như sử dụng các khoản nợ đó

- Chứng từ giải ngân - Trình duyệt giải ngân

- Nạp thông tin vào chương trình điện toán và ghi rõ chứng từ Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của khách hàng….để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Tây Hồ

Tổng dư nợ tín dụng

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Tổng dư nợ 464,12 502,84 679,48 +38,72 +176,64 Tỷ lệ tăng trưởng

dư nợ (%)

+8,34 +35,13

(Nguồn: BCTC Agribank chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2018-2020)

Bảng 2.1: Tổng dư nợ của Agribank chi nhánh Tây Hồ 2018-2020

Trong 3 năm 2018-2020, hoạt động tín dụng củ chi nhánh tăng trưởng khá tốt và đồng đều. Năm 2019 tăng 38,72 tỷ đồng (tương ứng với 8,34%) so với năm 2018, năm 2020 tăng 176,64 tỷ đồng (tương ứng với 35,13%) so với năm 2019. Tổng dư nợ tăng qua các năm, điều này chưa phản ánh hoàn toàn chất lượng tín dụng. Tuy vậy, đây là một dấu hiệu khả quan, thể hiện quy mô của chi nhánh ngày càng lớn mạnh, cơ hội mở rộng tín dụng tăng, uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường càng vững mạnh, tạo được lòng tin và uy tín từ phía khách hàng, thu hút đông khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 464,12 100 502,84 100 679,48 100 Ngắn hạn 185,77 40,03 193,44 38,47 258,8 38,09 Trung và dài hạn 278,35 59,97 309,4 61,53 420,68 61,91

(Nguồn: BCTC Agribank chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2018-2020)

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh Tây Hồ

Nhìn vào bảng số liệu, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng lên liên tục qua 3 năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên qua các năm về số tuyệt đối. Năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn là 185,77 tỷ đồng, đến năm 2019 đã tăng 7,67 tỷ đồng lên thành 193,44 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng giữa các năm lại giảm, năm 2018 chiếm 40,03% sang năm 2019 giảm còn 38,47% và đến năm 2020 là 38,09%.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2019 tăng 31,05 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 111,28 tỷ đồng so với năm 2019. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn giữa các năm đồng thời tăng lên, năm 2018 chiếm 59,97% và đến năm 2020 đã tăng lên thành 61,91%. Khách hàng thường có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích sản xuất kinh doanh hoặc sửa chữa, mua nhà với khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm nên tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên nhanh chóng.

Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 464,12 100 502,84 100 679,48 100 I. Doanh nghiệp lớn 198 42,66 234 46,54 335 49,3

- Doanh nghiệp nhà nước 132 184 221

- Công ty cổ phần 66 50 114

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 132 28,44 175 34,8 198 29,14

-Doanh nghiệp nhà nước 30 38 42

- Công ty cổ phần 75 93 117

- Công ty trách nhiệm hữu

hạn 17 32 20

- Doanh nghiệp tư nhân 10 12 19

III.Các tổ chức khác và cánhân

134,12 28,9 93,84 18,66 146,48 21,56

(Nguồn: Báo cáo cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2018-2020)

Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của Agribank chi nhánh Tây Hồ

Qua bảng 2.3 , khi phân loai hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế, có thể thấy rằng tín dụng doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với thực tế khách hàng. Ở phần doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ dư nợ cao gấp hơn 2 lần so với công ty cổ phần, còn phần doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngược lại, công ty cổ phần chiếm hơn nửa tổng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho thấy các công ty cổ phần vay vốn nhiều để mở rộng kinh doanh cũng như phát triển vị thế của mình trong kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

Dư nợ cho vay theo mục đích

Dư nợ cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống tiêu dùng đều có xu hướng tăng, tuy nhiên cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tăng mạnh hơn do kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao hơn dẫn đến số tiền dành cho tiêu dùng, mua sắm tăng. Cụ thể, từ năm 2018 đến 2019 dư nợ cho vay SXKD tăng 25,92 tỷ đồng (10,26%), đến năm 2020

tỷ lệ tăng gấp 3 lần là 38,16% (106,2 tỷ đồng) so với năm 2019. Trên địa bàn Hà Nội hay chi nhánh Tây Hồ có khá nhiều doanh nghiệp, đông đảo hộ dân cư nên khách hàng vay vốn cá nhân nhằm mục đích sản xuất theo hộ gia đình, vay mua sắm đồ dùng, xây dựng nhà cửa nên mỗi khoản vay không lớn, thường dưới 1 tỷ đồng. Vì có khá nhiều doanh nghiệp được mở ra vào năm 2020 nên lượng dư nợ phục vụ SXKD tăng khá nhiều, vay để chi trả đầu tư và các dự án của các doanh nghiệp. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2018- 2019 So sánh 2019- 2020 Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền(tỷ đồng) % Tổng dư nợ 464,12 502,84 679,48 Phục vụ SXKD 252,68 278,3 384,5 +25,92 10,26 +106,2 38,16 Phục vụ đời sống, tiêu dùng 211,44 224,54 294,98 +13,1 6,2 +70,44 31,37

(Nguồn: BCTC Agribank chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2018-2020)

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo mục đích của Agribank chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu 241 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây hồ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w