Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng nguồn vốn huy động Cho vay Tổng nguồn vốn huy động Cho vay Tổng nguồn vốn
huy động Cho vay
Tổng cộng 685,53 852,12 726,818 1151,2 902,49 3241,64
Theo thời gian
-Ngắn hạn 513,36 552,36 533,95 876,91 685,52 2057,2
-Trung và dài hạn 172,17 299,76 192,868 274,29 216,97 1184,44 Theo loại tiền
-VND 489,3 612,02 532,33 799,45 667,12 2198,22
-Ngoại tệ quy đổi 196,3 240,1 194,488 351,75 235,37 1043,42 (Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2018-2020)
Bảng 2.10: Cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay của Agribank chi nhánh Tây Hồ
Từ biểu đồ trên ta thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của chi nhánh tốt dần qua các năm. Năm 2018 nguồn huy động từ địa bàn của Chi nhánh từ 685,53 tỷ đồng đã tăng lên 902,49 tỷ đồng vào năm 2020. Tuy nhiên, qua bảng số liệu từ 2018 đến 2020 ta thấy chi nhánh đã bị mất cân đối giữa nguồn vốn huy động trung, dài hạn với nguồn cho vay trung, dài hạn. Chi nhánh đã không huy động đủ nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho vay trung, dài hạn, phải dùng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho nguồn cho vay trung, dài hạn. Cụ thể năm 2018 nguồn trung, dài hạn chỉ chiếm 57,4% dư nợ cho vay trung dài hạn; năm 2019 tỷ lệ này tăng lên 70,3% dư nợ cho vay trung dài hạn và năm 2020 nguồn trung, dài hạn chiếm 18,3% dư nợ cho vay trung dài hạn. Do năm 2020 tình hình Covid biến động căng thăng, rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân từ nhỏ đến lớn đều phải chịu 1 phần
ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình dịch bệnh. Lợi nhuận của các cá nhân và doanh nghiệp đều thâm hụt so với những năm trước nên phải đi vay vốn nhiều hơn. Điều đó làm doanh số cho vay của Agribank Tây Hồ đạt gấp 2,8 lần so với năm 2019.