Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho công

Một phần của tài liệu 248 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦNĐÔNG NAM á (SEABANK) (Trang 82 - 84)

vào mỗi dự án mà các chỉ tiêu tài chính có những ỹ nghĩa quan trọng khác nhau. Do đó muốn đánh giá chính xác, cán bộ thẩm định phải có những sự hiểu biết sâu sắc về chỉ tiêu. Việc tính các chỉ tiêu: NPV, IRR,T, độ nhạy của dự án được chú trọng nhất. Trong đó cần phải lưu ý: Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương (chi hoặc thu) cho dự án. Khi đó cần phải tính được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mốc cho việc tính toán. Điều này đã được SeAbank thự hiện rất tốt qua dự án minh họa trên.

- Độ nhạy của dự án: Ngân hàng nên chú trọng đưa các chỉ tiêu độ nhạy của dự án vào tính toán để xem xét các biến động của các chỉ tiêu IRR, NPV trong điều kiện biến đổi của các chỉ tiêu khác như tỷ giá, giá cả, tài sản cố định… Tóm lại ngân hàng cần phân tích độ nhạy theo nhiều chiều hơn nữa. Trong quá trình tính toán việc sai sót là có thể xảy ra nếu các số liệu quá phức tạp, không bóc tách thành khoản mục cụ thể. Mặc dù đã có những

hướng dẫn cụ thể nhưng trong phần tính toán vẫn bọc lộ những sai sót về quy trình và phương pháp. Vì vậy cần có sự thống nhất, yêu cầu bắt buộc với cán bộ thẩm định tuân thủ theo hướng dẫn khi lập báo cáo thẩm định.

3.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định thẩm định

Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định không những phải có ý thức thu thập thông tin cho dữ liệu trong ngân hàng và các cùng thông tin khác mà còn phải đóng góp thêm dữ liệu vào hệ thống thông tin đó.

Những nguồn thông tin mà cán bộ có thể thu thập: - Các thông tin thực tế về dự án và doanh nghiệp.

- Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp mà SeAbank có quan hệ cùng.

- Thông tin từ văn bản pháp lý của Nhà nước, Ngân hàng trung ương, và các ngân hàng khác.

- Thông tin về cơ quan nghiên cứu, cá chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng.

Trong đó ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những thông tin:

- Các thông số về doanh nghiệp sản xuất, được phân chí theo cùng một nhóm ngành.

- Mức cầu về sản phẩm, sản phẩm có thể thay thế trong những năm qua để thấy được tốc độ tăng trưởng cho từng loại sản phẩm. Trong tương lai liệu sản phẩm đó còn khả năng phát triển hay không.

- Mức cung thực tế của doanh nghiệp trên thị trường vào thời điểm hiện tại và trong tương lai như thế nào.

- Cán bộ thẩm định tích cực thu thập các thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua.

Một điều căn bản mà ngân hàng yêu cầu cán bộ thẩm định là cần phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải chú trọng đào tạo các kỹ năng phần mền, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

Mặt khác ngân hàng cũng cần kiểm soát khách hàng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Điều này sẽ hạn chế được khe hở quản lý đối với những cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu 248 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦNĐÔNG NAM á (SEABANK) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w