Đông Nam Á- chi nhánh Đại An.
2.2.3.1. Phương pháp thẩm định trình tự.
Phương pháp thẩm định tổng quát là một phương pháp thẩm định được sử dụng phổ biến tại ngân hàng, là một trong những phương pháp đạt được hiệu quả lớn, tiết kiệm chi phí và thời gian thẩm định. Phương pháp này đi theo một trình tự cơ bản, từ tổng quát cho đến cụ thể, chi tiết. Thẩm định tổng quát là tiền đề cho các thẩm định chi tiết. Thẩm định tổng quát sẽ đi một cách khái quát các nội dung cần thiết. Dự án sẽ được nhìn dưới một con mắt tổng thể. Sự đánh giá ban đầu mới chỉ đưa ra ở tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của dự án tới nền kinh tế. Kết luận tổng quát nếu đạt yêu cầu thì thẩm định chi tiết mới được tiến hành. Đối với thẩm định chi tiết, giai đoạn này sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể nhất từng nội dung của dự án. Bước cuối cùng,
cán bộ thẩm định sẽ kết hợp những đánh giá tổng quát và cụ thể để đưa ra kết luận cuối cùng.
2.3.2.2 Phương pháp đánh giá so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu là một phương pháp quen thuộc đối với lĩnh vực thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại. Để thực hiện phương pháp này, trước hết cán bộ thẩm định phải tính toán lại các chỉ tiêu liên quan đến dự án, xem xét lại mức độ chính xác của các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu này sẽ được xem xét đánh giá lại bằng cách so sánh với các chỉ tiêu của các dự án tương tự mà SeAbank đã thẩm định trước đó hoặc các dự án tương tự mà các ngân hàng khác đã thẩm định, và đi vào thực hiện. Dựa trên sự so sánh đối chiếu đó ngân hàng sẽ xem xét đề xuất mà chủ đầu tư đưa ra có hợp lý hay không, ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu chủ đầu tư hay không. Phương pháp này được SeAbank đánh giá nhanh, gọn, độ chính xác cao, dễ thực hiện. Phương pháp này đặc biệt được sử dụng triệt để trong việc thẩm định tài chính dự án tại SeAbank.
2.2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy.
Đối với một dự án, chủ đầu tư luôn đưa ra một mức chi phí nhất định để thực hiện dự án, một mức giá cả nhất định, một mức doanh thu nhất định. Từ đó tính toán mức lợi nhuận mà dự án đạt trên cơ sở các chỉ tiêu: NPV,IRR,T, B/C... Các chỉ tiêu này chỉ đủ khi dự án nằm trong môi trường tĩnh. Tuy nhiên thị trường luôn biến động bởi giá cả, nhu cầu thị trường... Do vậy dự án cần tính toán đến việc thay đổi của các yếu tố bên ngoài. Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp hữu hiệu để tính toán đến sự thay đổi này. Phương pháp này sẽ tìm ra yếu tố căn bản mà sự thay đổi của các yếu tố đó làm trực tiếp thay đổi hiệu quả cũng như các yếu tố khả thi của dự án. Bước đầu tiên của phương pháp này, cán bộ thẩm định cần phải xem xét các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Sau đó cán bộ thẩm định sẽ
dự kiến các rủi ro có thể, và đánh giá tác động lên hiệu quả của các chỉ tiêu đó. Nếu các yếu tố biến động trong khoản yêu cầu, các chỉ tiêu vẫn đạt được hiệu quả chung tức là dự án vay vốn của khách hàng có độ an toàn cao và khoản vay có khả năng hoàn trả thì dự án có thể được chấp nhận. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong việc thẩm định tài chính dự án. 2.2.3.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Một dự án luôn hàm chứa những yếu tố rủi ro nhất định. Do vậy để đảm bảo tính an toàn cho việc cung cấp vốn cho chủ đầu tư, ngân hàng phải đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng. Ngân hàng dự đoán một số rủi ro có xảy ra khi thực hiện dự án có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Rủi ro này có thể là rủi ro cá biệt của dự án hoặc cũng có thể là rủi ro hệ thống. SeAbank thiết lập một hệ thống cho mình một hệ thống thang điểm đánh giá rủi ro nhiều khía cạnh để xếp tín nhiệm cho dự án và khách hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng. Phương pháp này được SeAbank áp dụng triệt để với mục đích đảm bảo tính an toàn vốn cho vay.