a. Khái niệm
Luật các tổ chức tín dụng 2010:
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo qui định của Luật này.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ:
- Nhận tiền gửi; - Cấp tín dụng;
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh vì tiền tệ, với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính- ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Với mục tiêu là không ngừng tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM thường xuyên tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và không ngừng phát triển các nghiệp vụ đó. Ở mỗi ngân hàng khác nhau, tùy theo tính chất và mục tiêu mà chúng có thể khác nhau, nhưng cốt lõi chúng đều biểu hiện ở ba nghiệp vụ cơ bản là nghiệp vụ huy động, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động thúc đẩy, hỗ trợ tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM.
Ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư, kiểm soát, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thẩm định dự án vay vốn, nó có ý nghĩa quyết định trong nội dung thẩm định.
c.Sự cần thiết phải thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại: Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM vì vậy hoạt động thẩm định dự án có vai trò vô cùng quan trọng, đó là cơ sở để quyết định hạn mức cho vay, thời gian cho vay để giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất cho ngân hàng và mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn tới việc không chi trả được nợ khi tới hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định dự án nói riêng. Thẩm định dự án vay vốn giúp đánh giá chính xác, trung thực về tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn thể hiện ở những điểm:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích, đánh giá được rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. - Giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay, loại bỏ được dự án tồi và quyết định cho vay một dự án tốt.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á( SEABANK) CHI NHÁNH ĐẠI
AN
2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) chi nhánh Đại An