7. Kết cấu của luận văn
6.4.10. Một số giải pháp khác
Toà án nhân dân Tối cao cần có tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như việc xác định giá trị pháp lý trong mối quan hệ giữa hợp đồng vay tài sản và hợp đồng thế chấp, trường hợp tài sản thế chấp là tài sản chung vợ, chồng, hộ gia đình, vấn đề hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba.... Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của các Thẩm phán và cán bộ chuyên môn ngành Toà án, từ đó nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Thường xuyên rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp luật quy định về thế chấp quyền sử dụng đất để tránh tình trạng các văn bản được ban hành thiếu thống nhất, không đồng bộ, chưa rõ ràng, chồng chéo, bất hợp lý. Cần chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai để hạn chế những yếu kém về năng lực trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất...
Tóm lại, tất cả các giải pháp trên đây cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, có như vậy, việc bảo đảm an toàn cho các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những hợp đồng này mới đạt được những kết quả nhất định.
KẾT LUẬN
Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, cụ thể là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản, nó đảm bảo cho quyền lợi của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi, chấp dứt hợp đồng vay tài sản.
Thế chấp quyền sử dụng đất cũng là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, nhưng việc chuyển quyền này là chuyển quyền không hoàn toàn.
Thông qua hình thức hợp đồng thế chấp, quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản và qua đó người sử dụng đất vừa khai thác tối đa lợi ích của đất, vừa đảm bảo được mục đích sử dụng của đất và vừa bảo đảm một trong những quyền quan trọng nhất của người sử dụng đất, trong đó trực tiếp là quyền sử dụng đất;
Chủ thể có quyền sử dụng đất là hạn chế, chỉ những chủ thể nhất định mới có quyền sử dụng đất. Do đó chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cũng có những hạn chế, chỉ được thực hiện trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một loại hợp đồng dân sự, các quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy các quy định pháp luật hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về thế chấp quyền sử dụng đất, nhưng vẫn còn những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế, gây vướng mắc trong quá trình thực hiện và áp dụng để giải quyết tranh chấp, đồng thời cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất nói chung.
các quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất, Nhà nước cần có những quy định pháp luật về dân sự và về đất đai hợp lý và phù hợp thực tế.
Việc nghiên cứu về pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng các quy định thế chấp quyền sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay với mong muốn đóng góp như một bức tranh sinh động, góp phần tô điểm cho “vườn hoa” pháp luật Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn, đẹp đẽ hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003.
2. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
4. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931
5. Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936
6. Bộ luật Nam kỳ giản yếu năm 1883
7. Báo cáo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh (số liệu năm 2009, 2010, 2011). 8. Báo cáo chương trình Phát triển công đồng tại Hà Tĩnh do tổ chức
OXFAM Anh tài trợ (năm 2003).
9. Chính phủ, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch có bảo đảm
10. Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành
Luật đất đai năm 2003.
11. Chính phủ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
12. Chính phủ, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản.
13. Chính phủ, Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 quy định thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
14. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về việc quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
15. Chính phủ, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
16. Các bài viết của Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Văn Mạnh đăng trên Tạp chí luật học từ năm 2002 đến năm 2010.
17. Các báo cáo của Ngân hành Ngoại thương Hà Tĩnh
18. Nguyễn Thanh Hương (2008), Pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
Nhà xuất bản Công an nhân dân.
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Tư pháp.
22. Trần Thị Thu Hường (2004), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Luật đất đai ngày 26/11/2003
24. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
25. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005
27. Quốc hội (2006), Luật công chứng ngày 29/11/2006
28. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự ngày 14/11/2008
29. Vũ Minh Tuấn (2007), Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.