Về mục đích thế chấp quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Về mục đích thế chấp quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam “để vay vốn” (khoản 2 Điều 110), mà không được thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm cho các nghĩa vụ khác (ví dụ như: phát hành bảo lãnh, mở L/C, bao thanh toán…). Trong khi đó, đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất không phải là đất thuê thì được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân “để vay vốn sản xuất, kinh doanh” (khoản 7 Điều 113), mà không được thế chấp quyền sử dụng đất để phục vụ mục đích khác (ví dụ như: bảo đảm nghĩa vụ cho các hợp đồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kể cả vay vốn để học tập, xây nhà…). Do vậy, về mặt pháp lý, nếu thế chấp để sử dụng cho những mục đích khác với quy định nêu trên của Luật Đất đai năm 2003 thì hợp đồng thế chấp có thể bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trên thực tế rất đa dạng, vì vậy nếu quy định về mục đích vay vốn như trong Luật Đất đai năm 2003 thì không phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự năm 2005 và hạn chế khả năng khai thác, phát huy

giá trị kinh tế của thửa đất, cũng như nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

Theo thống kê của Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh thì trong hai năm 2010, 2011 trong số khách hàng đến giao dịch tại các Chi nhánh trong toàn tỉnh Hà Tĩnh để vay vốn thì có 78% khách hàng vay vốn nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, số còn lại vay vốn phục vụ các nhu cầu khác. Trong số này có 96% thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất làm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Kết quả giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Kỳ Anh, Hà Tĩnh trong hai năm 2010, 2011 thể hiện trong biểu thống kê sau:

STT TIÊU CHÍ NĂM 2010 NĂM 2011

Tốc độ tăng trƣởng

(%)

1 Doanh số huy động vốn (quy VND) 3.100 tỷ 3.300 tỷ + 6%

2 Doanh số huy động vốn/1 cán bộ 221 tỷ 275 tỷ + 24%

3 Tỷ trọng huy động vốn từ cá nhân/tổng

huy động 73% 80% + 9%

4 Tổng dư nợ tín dụng (quy VND) 136,0 tỷ 138,0 tỷ + 1%

5 Dư nợ tín dụng/ 1 cán bộ 27 46 + 70%

6 Tỷ trọng dư nợ thể nhân/tổng dư nợ 56 % 47% - 17%

7 Doanh số thu đổi ngoại tệ (quy VND) 95 tỷ 142 tỷ + 49 %

8 Số lượng tài khoản mở mới 2.300 2.800 + 21%

9 Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch

vụ ngân hàng điện tử 35 46 + 31%

10 Số lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa 2.281 3.100 + 36%

11 Số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế 83 101 + 21%

Số liệu giao dịch tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 thể hiện như sau:

· Số liệu giao dịch bảo đảm năm 2011

-Tổng hồ sơ tiếp nhận: 1849. Trong đó: + Đăng ký thế chấp cho: 1219 trường hợp. + Xoá đăng ký thế chấp cho: 630 trường hợp.

· Số liệu giao dịch bảo đảm 6 tháng đầu năm 2012

-Tổng hồ sơ tiếp nhận: 1035. Trong đó: + Đăng ký thế chấp cho: 707 trường hợp. + Xoá đăng ký thế chấp cho: 328 trường hợp.

Số liệu này phản ánh nhu cầu vay vốn trong đời sống nhân dân để phát triển kinh tế xã hội rất lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)