Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.6. Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp bằng

bảo cho các nghĩa vụ hợp pháp khác.

- BLDS cần bổ sung quy định cho phép các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam nhằm phù hợp với các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai. Như vậy mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Theo quy định tại chương II, III và IV, phần thứ nhất BLDS thì chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thế nhưng tại phần thứ năm của BLDS lại chỉ có các quy định về chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà chưa có các quy định về chuyển quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Do đó có thể thấy rằng giữa các quy định trong các phần của BLDS đã chưa có sự nhất quán, chứ chưa nói đến sự thống nhất với các đạo luật khác. BLDS cần bổ sung quy định về chuyển quyền sử dụng đất của các tổ chức để đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật khác.

-Quy định việc thực thi quyền đối với người sử dụng đất được ghi tên trên Giấy chứng nhận trong trường hợp cá nhân đó có vợ (chồng) theo hướng chỉ người có tên trên Giấy chứng nhận mới được thực hiện quyền thế chấp. Trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng thì phải được ghi nhận trong Giấy chứng nhận.

3.4.6. Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất

nhằm tạo thuận lợi cho các bên thỏa thuận, tránh sự áp đặt, gây khó dễ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quy định thống nhất về thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: Theo quy định của Luật công chứng thì các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng (đơn vị dịch vụ công) và Văn phòng công chứng (do tư nhân thành lập) có chức năng công chứng các giao dịch về quyền sử dụng đất. Trong khi Luật đất đai quy định thẩm quyền công chứng các giao dịch về đất là “công chứng Nhà nước” hoặc “chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã”. Do vậy để đảm bảo tính thống nhất các quy định của pháp luật, luật đất đai cần thay cụm từ “công chứng Nhà nước” bằng cụm từ “công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng” và cần có các quy định cụ thể các giao dịch về quyền sử dụng đất cần được chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)