7. Kết cấu của luận văn
6.4.8. Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
cho nhân dân
Tại điều 105 Luật đất đai đã ghi nhận một quyền lợi rất cơ bản của người sử dụng đất là được cấp Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý thể hiện tính hợp pháp trong quan hệ sử dụng đất và là phương tiện quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên thực tế, tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay tại các địa phương là quá chậm. Tại Hà Tĩnh còn hơn 9000 hộ dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cả đất ở và đất sản xuất).
Trong khi đó điều 106 Luật đất đai quy định điều kiện để người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo quy định tại Nghị định 181/NĐ-CP thì: “kể từ ngày 01/01/2007 người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất” Như vậy, từ ngày 01/01/2007, người sử dụng đất chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo quy định nếu người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ không được thực hiện quyền thế chấp. Việc người sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là lỗi ở họ mà lỗi của các cơ quan nhà nước. Việc quy định như vậy là không phù hợp với thực tế và đã làm hạn chế quyền của người sử dụng đất. Do đó, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Ngoài
ra cần sửa đổi Điều 184 của Nghị định 181/NĐ-CP theo hướng người sử dụng đất hợp pháp vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất sau ngày 01/01/2007, trong đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất, nếu việc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do lỗi của cơ quan Nhà nước.
Tại khoản 6 Điều 41 Nghị định 181 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 05/7/1994 của Chỉnh phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật đất đai và được gọi chung là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.. ”. Tuy nhiên trên thực tế nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên đối với các trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng, hộ gia đình thường không ghi đầy đủ chủ thể được sử dụng đất, nên đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003 thì cần rà soát lại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo các văn bản nêu trên, nếu Giấy chứng nhận nào không ghi đủ chủ thể sử dụng đất thì phải thu hồi và cấp lại theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cần khắc phục những bất cập trong việc quản lý hành chính Nhà nước về đất đai, việc cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện đúng quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn như: đúng người sử dụng đất, đúng diện tích, đất đang có tranh chấp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....