Đối chiếu tình trạng đột biến genKRAS, NRAS,BRAF với nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 75 - 77)

M: Di căn xa

4.2.7. Đối chiếu tình trạng đột biến genKRAS, NRAS,BRAF với nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán

CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán

Giá trị tiên lượng của chỉ số kháng nguyên CEA trong chẩn đoán, theo dõi tái phát sau phẫu thuật và theo dõi đáp ứng điều trị UTĐTT đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.

Khi đối chiếu tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF với các mức CEA khác nhau là 5 ng/mL, 10 ng/mL và 20 ng/mL, chúng tôi nhận thấy nguy cơ đột biến gen BRAF ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh > 20 ng/ml cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh ≤ 20 ng/ml với p = 0,007; nguy cơ đột biến gen KRAS ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh > 5 ng/ml cao hơn có ý nghĩa thống kê so

với các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh ≤ 5 ng/ml với p = 0,022; và chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa nguy cơ đột biến gen NRAS và nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán. Kết quả này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Selcukbiricik và cộng sự (2013), ghi nhận nguy cơ đột biến gen KRAS cao hơn ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tăng tại thời điểm chẩn đoán (> 5 ng/mL), tuy nhiên, tác giả chưa ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa giữa nguy cơ đột biến gen BRAF ở ngưỡng nồng độ

CEA huyết thanh là 5 ng/mL.16 Tương tự, Li W và cộng sự nghiên cứu trên 945 bệnh nhân UTĐTT, khảo sát mối liên quan của đột biến gen KRAS với nhiều đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTĐTT. Tác giả ghi nhận, chỉ điểm khối u CEA và CA199 có liên quan đến tỷ lệ đột biến KRAS, nồng độ

CEA > 5 ng/ml và nồng độ CA19.9 > 37 UI/mL tăng tỷ lệ đột biến KRAS lên 2,34 và 2,83 lần với p lần lượt là 0,02 và 0,004 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 60. Feng Q và cộng sự thấy trong số bệnh nhân tăng CEA, đột biến codon 12 gen KRAS chiếm 41,8%, đột biến codon 13 gen KRAS chiếm 10,3%, đột biến gen BRAF chiếm 8,8%, tỷ lệ này tương tự ở những bệnh nhân không tăng CEA. 73 Gần đây có tác giả khuyến cáo đếm tế bào khối u tuần hoàn trong máu để theo dõi đáp ứng điều trị ở bệnh nhân UTĐTT vì thấy chỉ số này tăng cao tương quan với CEA. Đếm tế bào khối u tuần hoàn trong máu được dùng để theo dõi ở những bệnh nhân CEA không tăng. Tế bào khối u tuần hoàn trong máu có tương quan với tình trạng đột biến gen KRAS, BRAF 79. Tác giả Bùi Ánh Tuyết không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng đột biến gen KRAS ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tăng tại thời điểm chẩn đoán 62. Tác giả Nguyễn Kiến Dụ cũng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng đột biến gen KRAS, BRAF với nồng độ

CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán 61. Tương tự, tác giả Vũ Thị Nhung cũng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng đột biến gen

KRAS, NRAS, BRAF ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tăng tại

thời điểm chẩn đoán 63. Có lẽ do các nghiên cứu trên đều chỉ lấy ngưỡng nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán là 5 ng/mL để đánh giá mối liên quan với tình trạng đột biến gen nên chưa tìm được mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen với các ngưỡng nồng độ CEA cao hơn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w