Tình hình nghiên cứu genKRAS, NRAS và BRAF trong nước và trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 37 - 40)

M: Di căn xa

1.5.3. Tình hình nghiên cứu genKRAS, NRAS và BRAF trong nước và trên thế giớ

trên thế giới

Đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF chiếm tỷ lệ tương ứng khoảng 35 – 55%, 3 – 7% và 5 – 13%.

Isnaldi và cộng sự (2019)15 nghiên cứu 219 bệnh nhân UTĐTT di căn ghi nhận tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF lần lượt là 47%, 7% và 13%. Về tuổi, đột biến gen KRAS, NRAS thường gặp ở các bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 66 tuổi) còn đột biến gen BRAF thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi (trên 75 tuổi). Về giới, đột biến gen KRAS, NRAS thường gặp ở các bệnh nhân nữ giới, còn đột biến gen BRAF không liên quan có ý nghĩa với giới tính. Isnaldi và cộng sự không tìm được mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen

KRAS, NRAS với vị trí khối u.

Selcukbiricik và cộng sự (2013)16 nghiên cứu 215 bệnh nhân UTĐTT di căn, ghi nhận tỷ lệ đột biến gen KRAS là 46%. Về tuổi, đột biến gen KRAS xảy ra thường xuyên hơn ở tuổi trẻ (dưới 60 tuổi). Nghiên cứu cũng nhận thấy nguy cơ đột biến gen KRAS cao hơn ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tăng tại thời điểm chẩn đoán (> 5 ng/mL).

Ikoma và cộng sự (2021)59 nghiên cứu 152 bệnh nhân UTĐTT di căn tại Nhật Bản phát hiện có 54% bệnh nhân có đột biến gen RAS hoặc BRAFV600E, trong đó, tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF lần lượt là 48%, 5% và 7%. Các tác giả nhận thấy đột biến gen NRAS hay gặp ở các bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên; đột biến gen NRAS và đột biến gen KRAS exon 3, 4 thường gặp hơn ở đại tràng trái.

Wenbin Li và cộng sự60 xét nghiệm đột biến gen KRAS trên mẫu khối u cố định trong parafin của 762 bệnh nhân UTĐTT được điều trị tại khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện và Viện nghiên cứu Ung thư Bắc Kinh từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012, kết quả cho thấy tỷ lệ đột biến gen KRAS là 47,7% ở nam giới so với 37,1% ở nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Vị trí của khối u cũng liên quan đến tình trạng đột biến gen, nếu khối u ở đại tràng gần (phải) thì tỷ lệ gặp đột biến sẽ cao hơn khối u ở bên đại tràng xa (trái). Đặc điểm mô bệnh học có liên quan đến tình trạng đột biến

gen KRAS, ở nhóm biệt hoá chế nhầy cho thấy tỷ lệ có đột biến cao hơn là không đột biến gen với p < 0,0001. Tuy nhiên đối với độ biệt hoá lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm này.

1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Kiến Dụ và Tạ Thành Văn (2017)61 nghiên cứu trên 145 bệnh nhân UTĐTT, xác định tỷ lệ bệnh nhân UTĐTT là 30,4%, đột biến gen BRAF là 3,4%, tuy nhiên chưa đánh giá tình trạng đột biến gen

NRAS. Các tác giả nhận thấy tình trạng đột biến gen KRAS và gen BRAF

không liên quan với các đặc điểm lâm sàng: giới tính, tuổi, thời gian có triệu chứng, các triệu chứng đau bụng, phân lỏng, phân táo, phân có máu, tình trạng thiếu máu và các đặc điểm nội soi, nồng độ CEA và CA 19-9, độ mô học.

Nghiên cứu của Bùi Ánh Tuyết và Nguyễn Văn Hiếu (2017)62 nghiên cứu 65 bệnh nhân UTĐTT, xác định tỷ lệ đột biến gen KRAS là 36,9%, trong đó tỷ lệ đột biến tại codon 12, codon 13 và tại cả 2 codon lần lượt là 9,2%; 20,0% và 7,7%. Nghiên cứu này cũng nhận thấy khối u ở trực tràng có tỷ lệ đột biến KRAS cao hơn 10,53 lần so với khối u ở đại tràng (p = 0,004). Nghiên cứu chưa đánh giá tình trạng đột biến gen NRAS, BRAF.

Vũ Thị Nhung và Nguyễn Thuận Lợi (2018)63 nghiên cứu 73 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, xác định tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF lần lượt là 43,8%; 4,1% và 6,9%. Nghiên cứu này cũng nhận thấy đột biến gen BRAF tăng có ý nghĩa thống kê ở các bệnh nhân trẻ (< 40 tuổi) và không liên quan có ý nghĩa thống kê với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác như giới tính, vị trí khối u, mô bệnh học khối u, mức độ biệt hóa, nồng độ CEA huyết thanh, nồng độ CA 19-9 huyết thanh, giai đoạn bệnh và vị trí di căn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w