Đặc điểm nội soi đại trực tràng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 64 - 65)

M: Di căn xa

4.1.6.Đặc điểm nội soi đại trực tràng

Nội soi đóng vai trò là phương pháp chủ đạo trong chẩn đoán UTĐTT, là phương pháp quyết định chẩn đoán khi kết hợp với sinh thiết làm mô bệnh học. Bên cạnh đó, các đối tượng đưa vào nghiên cứu này đều có các triệu chứng trên lâm sàng, không phải các đối tượng đến khám sàng lọc, chính vì vậy khi tiến hành nội soi đã phát hiện được 100% tổn thương do ung thư.

Đối với các phương pháp cận lâm sàng khác, nhất là chẩn đoán hình ảnh thường tổn thương tới kích thước nhất định mới phát hiện ra được. Ngoài ra kinh nghiệm, sự cẩn thận của người bác sỹ tiến hành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện khối tổn thương. Bên cạnh đó, về tổn thương trên đại thể chúng ra thấy có các loại tổn thương chính là u thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm, thể phối hợp. Như vậy các tổn thương thể loét, thể thâm nhiễm nếu chưa đủ lớn sẽ khó phát hiện trên chẩn đoán hình ảnh.

Vị trí u

Trong tổng số 76 bệnh nhân, vị trí u nguyên phát ở đại tràng phải chiếm 10,5%, ở đại tràng trái chiếm 32,9% và ở trực tràng chiếm 56,6%. Phân bố bệnh nhân theo vị trí u nguyên phát của chúng tôi tương đồng với tác giả Nguyễn Kiến Dụ, với ti lệ ung thư đại tràng phải thấp nhất là 25,5%, tỷ lệ ung thư đại tràng trái đứng thứ hai là 34,5% và ung thư trực tràng chiếm tỷ lệ cao

nhất là 40,0% 61. Tuy nhiên, phân bố vị trí u nguyên phát trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so với quần thể nghiên cứu của tác giả Bùi Ánh Tuyết, với ung thư trực tràng chỉ chiếm 9,2%, ung thư đại tràng phải chiếm 27,7% và ung thư đại tràng trái chiếm tỷ lệ 63,1% 62. Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Nhung, ung thư trực tràng chiếm tỷ lệ 30,1%, ung thư đại tràng trái chiếm 38,4% và ung thư đại tràng phải chiếm 31,5% 63.

Thể u

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khối u thể sùi là hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 65,8%, thể loét chiếm tỷ lệ 3,9%, thể sùi loét chiếm tỷ lệ 26,3% và thể thâm nhiễm chiếm tỷ lệ 3,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của các tác giả khác. Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Ánh Tuyết, với tỷ lệ khối u thể sùi chiếm 33,8%, thể loét chiếm 6,2%, thể sùi loét chiếm 35,4%, thể sùi loét thâm nhiễm chiếm 16,9%, và thể thâm nhiễm chiếm 7,7%. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kiến Dụ, thể sùi chiếm 95,9%, thể loét chiếm 1%, thể sùi loét chiếm 2,1% và thể thâm nhiễm chiếm 1%. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung, thể sùi chiếm 56,2%, thể loét chiếm 8,2%, thể sùi loét chiếm 30,1% và thể thâm nhiễm chiếm 5,5% 61-63.

Đặc điểm kích thước u nguyên phát theo chu vi đại trực tràng

Mức độ lan rộng của khối u so với lòng đại trực tràng phản ánh sự phát triển của ung thư theo thời gian.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 10,5% bệnh nhân có kích thước khối u chiếm dưới 1/2 chu vi lòng đại trực tràng, 17,1% bệnh nhân có kích thước khối u từ 1/2 đến dưới 3/4 chu vi lòng đại trực tràng và 72,4% bệnh nhân có kích thước khối u chiếm trên 3/4 chu vi lòng đại trực tràng trở lên. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bùi Ánh Tuyết với tỷ lệ kích thước khối u tương ứng lần lượt là 4,6%; 10,8%; 84,6%

62.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN (Trang 64 - 65)