Hình thức hiến bộ phận cơ thể của cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2005 (Trang 66 - 67)

7. Cơ cấu của luận văn:

2.3.3.1. Hình thức hiến bộ phận cơ thể của cá nhân

Căn cứ vào điểm b khoản 4, khoản 5 điều 12 Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT và hiến lấy xác quy định người hiến BPCT khi hiến BPCT phải đăng ký hiến theo mẫu đơn đã được Nhà nước quy định và việc đăng ký hiến mô, BPCT ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn đăng ký hiến mô, BPCT ở người sống. Như vậy, việc hiến BPCT của cá nhân phải được lập

thành văn bản, đây là điều kiện bắt buộc giữa các bên, cơ sở y tế là cơ quan có quyền nhận đơn đăng ký hiến phải tư vấn và tiến hành thủ tục cho người hiến viết vào mẫu đơn thể hiện sự tự nguyện hiến BPCT của cá nhân. Đơn đăng ký hiến là căn cứ xác định ý chí của người hiến hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc, lừa dối hay dụ dỗ, và cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy mô, BPCT người theo đơn đã đăng ký.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 14 luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT và hiến lấy xác quy định: “trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh chị em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó”. Như vậy thì trong trường hợp này việc hiến mô, BPCT không cần thể hiện bằng văn bản mà chỉ cần sự đồng ý của người đó muốn hiến BPCT để cấy, ghép cho người khác. Pháp luật quy định như vậy là phù hợp với thực tế để các cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định nhanh chóng việc lấy BPCT của một người để cứu người khác kéo dài sự sống cho họ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2005 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)