7. Cơ cấu của luận văn:
2.1.2.1. Người nhận bộ phận cơ thể là cá nhân
Đối với cá nhân việc nhận BPCT phải xác định mục đích rõ ràng là để chữa bệnh cho mình, chỉ khi bản thân bị bệnh, cần BPCT để cấy ghép cứu sống mình thì cá nhân mới được pháp luật cho phép nhận BPCT. Quyền nhận BPCT không phải là quyền tự do không giới hạn mà bị pháp luật giới hạn đối với mục đích nhận BPCT. Luật nghiêm cấm việc nhận, sử dụng BPCT của người khác vì mục đích thương mại. Nếu pháp luật không giới hạn mục đích nhận BPCT thì những người có quyền nhận BPCT có thể lợi dụng lòng tốt, sự nhân đạo của người hiến để nhận BPCT phục vụ cho mục đích tư lợi cá nhân, buôn bán BPCT để kinh doanh kiếm lời, sử dụng BPCT như một sản phẩm hàng hóa để trao đổi. Việc kinh doanh BPCT người là một việc làm bị lên án, pháp luật của nước ta cũng như đa số các nước khác trên thế giới đều nghiêm cấm việc làm này điều này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo xây dựng luật của các nhà làm luật là tự nguyện, nhân đạo và không vì mục đích lợi nhuận.
Đối với cá nhân nhận BPCT người là người mất khả năng tư duy hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự vào thời điểm được cấy ghép các BPCT do
người hiến thông qua biện pháp y học thì tại khoản 2 điều 32 BLDS 2005 đã quy định: “Nếu người nhận BPCT là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của ngưòi đó đồng ý, trong trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của những người đứng đầu cơ sở y tế”.
Tính mạng của người bệnh là yếu tố đầu tiên được pháp luật bảo vệ, để cứu sống một người bằng phương pháp cấy, ghép BPCT trước tiên phải có sự tự nguyện của người đó, sau đó là sự đồng ý của cha mẹ, vợ chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ hoặc người đứng đầu cơ sở y tế…tất cả những quy định này đều vì mục đích nhân đạo để cứu sống những người đang mắc bệnh hiểm nghèo bởi pháp luật đã cho phép mọi người dân đều có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Trước đây, trong Điều lệ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng đã quy định đối với người bệnh chưa đến tuổi thành niên, bị hôn mê hoặc rối loạn tâm thần thì phải được thân nhân hoặc người giám hộ đồng ý cho phẫu thuật và ký vào giấy xin mổ. Trường hợp người giám hộ hoặc thân nhân không đồng ý, không ký vào giấy xin mổ, nếu không phẫu thuật sẽ đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh thì phẫu thuật viên chính có quyền quyết định sau khi được giám đốc Bệnh viện hoặc người được giám đốc Bệnh viện uỷ quyền phê duyệt. Nếu giám đốc Bệnh viện hoặc người được giám đốc Bệnh viện uỷ quyền vắng mặt thì phẫu thuật viên chính sau khi cân nhắc lại điều kiện có quyền tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật xong phải lập báo cáo đầy đủ và chi tiết diễn biến sự việc trình giám đốc bệnh viện nắm tình hình. Pháp luật về cấy ghép BPCT người từ trước đến nay đều quy định rất chặt chẽ đối với các trường hợp người bệnh là người mất khả năng tư duy, là người chưa thành niên vào thời
điểm cấy, ghép để đảm bảo cho người bệnh được cứu chữa kịp thời nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng người bệnh, trường hợp người bệnh đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng người thầy thuốc có thể cứu chữa được nhưng do pháp luật không cho phép, không đủ thẩm quyền để cứu chữa cho người bệnh đó như vậy có đảm bảo nguyên tắc nhân đạo mà pháp luật đề ra khi tiến hành xây dựng luật và có đảm bảo được sức khoẻ nhân dân khi ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân?
Đối với người hiến BPCT thì người hiến phải tự định đoạt đối với việc cho đi một BPCT của mình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của họ, đến đời sống và khả năng làm việc sau khi hiến của họ nên người khác không có quyền quyết định thay họ. Đối với người nhận BPCT thì khác, người khác có quyền quyết định thay người nhận có ghép hay không ghép BPCT vì sức khoẻ, vì tính mạng của họ. Quy định của pháp luật đã khẳng định quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai, bởi bất cứ chính thể nào. Mọi con người sinh ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền không thể tước bỏ như quyền sống, quyền tự do, quyền ngôn luận…con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe và tính mạng trong tất cả mọi trường hợp. Người nào xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác đều bị pháp luật xử lý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.