7. Cơ cấu của luận văn:
1.3.4. Bộ luật dân sự năm 2005
Dưới góc độ pháp lý thì quyền hiến BPCT là một quyền nhân thân mà chỉ những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có. Điều 33 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền hiến BPCT của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng BPCT được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Với tư cách là Luật chung, BLDS 2005 đã ghi nhận quyền hiến BPCT của cá nhân. Cá nhân theo cách hiểu của BLDS 2005 phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Chính vì vậy, chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có quyền hiến BPCT.
Qua nghiên cứu cho thấy rằng đa số luật pháp các nước khác đều quy định người hiến BPCT phải là người đã thành niên. Hơn nữa, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) cũng khuyến cáo không được lấy mô và BPCT của người dưới 18 tuổi.
Quy định này của BLDSlà các quy định mới mang tính nguyên tắc liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân; còn nội dung, đặc điểm, cách thức tiến hành cũng như các quy định về quản lý nhà nước nhằm thực thi quyền này của cá nhân cần phải được quy định trong các đạo luật chuyên ngành.
Điều 33 BLDS 2005 cũng đồng thời quy định việc hiến BPCTchỉ được chấp nhận với hai mục đích là chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học, loại trừ hoàn toàn mục đích thương mại, kinh doanh. Đây là những quy định rất mới và tiến bộ của BLDS năm 2005, nó cho thấy luật ngày càng gắn liền với thực tiễn, ngày càng thể hiện quan điểm, tư quy của các nhà làm luật muốn đổi mới đất nước, hướng đất nước phát triển gần hơn với các nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu khi đất nước hội nhập kinh tế, quốc tế, hoàn thiện hơn nữa quyền nhân thân của con người. Việc thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân trong BLDSnăm 2005 đã là cơ sở pháp lý vững chắc để Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ra đời để điều chỉnh toàn diện hơn, cụ thể hơn lĩnh vực này.